Lý thuyết bài 17: Nguyên tố và đơn chất Halogen — Không quảng cáo

Hóa 10, giải hóa 10 cánh diều


Lý thuyết bài 17: Nguyên tố và đơn chất Halogen

Trạng thái tự nhiên, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của halogen Tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế

Lý thuyết: Nguyên tố và đơn chất Halogen

I. Giới thiệu về nguyên tố nhóm VIIA

Các nguyên tố nhóm VIIA gồm:

+ Fluorine: F

+ Chlorine: Cl

+ Bromine: Br

+ Iodine: I

+ Astatine: At

+ Tennessine: Ts

- 4 nguyên tố F, Cl, Br, I tồn tại trong tự nhiên còn At và Ts là nguyên tố phóng xạ

Một số đặc điểm của các nguyên tố Halogen:

- Các nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng

=> Dễ nhận thêm 1 electron

ns 2 np 5 + 1e → ns 2 np 6

=> Số oxi hóa đặc trăng của halogen trong hợp chất là -1

Mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA đều có 7 electron lớp ngoài cùng => phi kim

II. Đơn chất Halogen

Ở điều kiện thường, đơn chất Halogen tồn tại ở dạng phân tử hai nguyên tử, kí hiệu chung là X 2

1. Xu hướng biến đổi một số tính chất vật lí

Một số tính chất vật lí của đơn chất Halogen:

Thể của các halogen ở điều kiện thường biến đổi từ khí (fluorine, chlorine) đến lỏng (bromine) và rắn (iodine)

2. Xu hướng tạo liên kết trong các phản ứng hóa học

Nguyên tố Halogen có 7 electron hóa trị => Halogen thường có 2 xu hướng tạo liên khi phản ứng hóa học với chất khác

* Xu hướng 1: Nhận thêm 1e từ nguyên tử khác

Ví dụ: Khi chlorine phản ứng với magnesium có sự nhận và nhường electron như sau:

Phương trình hóa học của phản ứng là:

* Xu hướng 2: Góp chung e hóa trị với nguyên tử nguyên tố khác

Ví dụ:

Trong phản ứng giữa chlorine và hydrogen, nguyên tử của mỗi chất sẽ góp chung 1 electron độc thân để hình thành một liên kết cộng hóa trị.

Phương trình hóa học của phản ứng:

=> Nhóm Halogen có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong Bảng tuần hoàn

Hóa trị phổ biến của các Halogen là 1

3. Xu hướng thể hiện tính oxi hóa

a) Phản ứng với hydrogen

Các đơn chất halogen đều phản ứng với hydrogen tạo hydrogen halide nhưng ở các điều kiện phản ứng khác nhau

b) Phản ứng thế Halogen

Trong dung dịch, các halogen có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với muối halide của halogen có tính oxi hóa yếu hơn để tạo ra các halogen có tính oxi hóa yếu hơn.

c) Phản ứng với nước, với dung dịch sodium hydroxide

Các halogen(trừ fluorine) tác dụng được với nước hoặc dung dịch sodium hydroxide thể hiện cả tính oxi hóa và khử.

Sơ đồ tư duy


Cùng chủ đề:

Lý thuyết bài 12: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der waals
Lý thuyết bài 13: Phản ứng oxi hóa - Khử
Lý thuyết bài 14: Phản ứng hóa học và Enthalpy
Lý thuyết bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên Enthalpy phản ứng hóa học
Lý thuyết bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học
Lý thuyết bài 17: Nguyên tố và đơn chất Halogen