Lý thuyết Các tỉ số lượng giác của góc nhọn Toán 9 Cùng khám phá — Không quảng cáo

Toán 9 cùng khám phá


Lý thuyết Các tỉ số lượng giác của góc nhọn Toán 9 Cùng khám phá

1. Khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn \({\rm{sin\alpha }} = \frac{{cạnh\,đối}}{{cạnh\,huyền}};{\rm{cos\alpha }} = \frac{{cạnh\,kề}}{{cạnh\,huyền}};\) \({\rm{tan\alpha }} = \frac{{cạnh\,đối}}{{cạnh\,kề}};{\rm{cot\alpha }} = \frac{{cạnh\,kề}}{{cạnh\,đối}}.\) \(\sin \alpha ,\cos \alpha ,\tan \alpha ,\cot \alpha \) gọi là các tỉ số lượng giác của góc nhọn \(\alpha \).

1. Khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn

\({\rm{sin\alpha }} = \frac{{cạnh\,đối}}{{cạnh\,huyền}};{\rm{cos\alpha }} = \frac{{cạnh\,kề}}{{cạnh\,huyền}};\)

\({\rm{tan\alpha }} = \frac{{cạnh\,đối}}{{cạnh\,kề}};{\rm{cot\alpha }} = \frac{{cạnh\,kề}}{{cạnh\,đối}}.\)

\(\sin \alpha ,\cos \alpha ,\tan \alpha ,\cot \alpha \) gọi là các tỉ số lượng giác của góc nhọn \(\alpha \).

Tip học thuộc nhanh:

Sin đi học

Cos không hư

Tan đoàn kết

Cotang kết đoàn

Lưu ý:

1. Trong một tam giác vuông, độ dài các cạnh luôn là số dương và cạnh góc vuông luôn nhỏ hơn cạnh huyền. Do đó sin và côsin của một góc nhọn luôn dương và nhỏ hơn 1.

\(\alpha  < {90^0}:0 < \sin \alpha  < 1;0 < \cos \alpha  < 1\).

2. Khi ghi các tỉ số lượng giác của một góc nhọn trong tam giác, ta viết \(\sin A\) thay vì \(\sin \widehat A\).

3. \(\cot \alpha  = \frac{1}{{\tan \alpha }}\).

Ví dụ:

Theo định nghĩa của tỉ số lượng giác, ta có:

\(\sin \alpha  = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{4}{5}\), \(\cos \alpha  = \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{3}{5}\), \(\tan \alpha  = \frac{{AC}}{{AB}} = \frac{4}{3}\), \(\cot \alpha  = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{3}{4}\)

2. Tỉ số lượng giác của một số góc đặc biệt

Bảng g iá trị lượng giác của các góc \({30^0},{45^0},{60^0}\)

\(\alpha \)

\({30^0}\)

\({45^0}\)

\({60^0}\)

\(\sin \alpha \)

\(\frac{1}{2}\)

\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

\(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

\(\cos \alpha \)

\(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

\(\frac{1}{2}\)

\(\tan \alpha \)

\(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)

\(1\)

\(\sqrt 3 \)

\(\cot \alpha \)

\(\sqrt 3 \)

\(1\)

\(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\)

3 . Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau

Định lí về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau

Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tan góc này bằng côtang góc kia.

\(\begin{array}{l}\sin \alpha  = \cos \left( {{{90}^0} - \alpha } \right);\cos \alpha  = \sin \left( {{{90}^0} - \alpha } \right);\\\tan \alpha  = \cot \left( {{{90}^0} - \alpha } \right);\cot \alpha  = \tan \left( {{{90}^0} - \alpha .} \right)\end{array}\)

Cho \(\alpha \) và \(\beta \) là hai góc phụ nhau, ta có:

\(\sin \alpha  = \cos \beta \), \(\cos \alpha  = \sin \beta \), \(\tan \alpha  = \cot \beta \), \(\cot \alpha  = \tan \beta \).

Ví dụ:

\(\begin{array}{l}\sin {60^0} = \cos \left( {{{90}^0} - {{60}^0}} \right) = \cos {30^0};\\\cos {52^0}30' = \sin \left( {{{90}^0} - {{52}^0}30'} \right) = \sin {37^0}30';\\\tan {80^0} = \cot \left( {{{90}^0} - {{80}^0}} \right) = \cot {10^0};\\\cot {82^0} = \tan \left( {{{90}^0} - {{82}^0}} \right) = \tan {8^0}.\end{array}\)

4. Tính các tỉ số lượng giác của một góc khi biết số đo góc và tính số đo góc khi biết tỉ số lượng giác bằng máy tính cầm tay.

a) Tính tỉ số lượng giác khi biết số đo góc

Ngoài đơn vị độ, người ta còn dùng đơn vị phút (‘) và giây (“) để đo góc chính xác hơn với \({1^0} = 60';1' = 60''\).

Để tính các tỉ số lượng giác sin, côsin và tang của một góc, ta sử dụng các phím

Để tính giá trị côtang của một góc \(\alpha \), ta tính tang của \({90^0} - \alpha \) hoặc tính giá trị \(\frac{1}{{\tan \alpha }}\).

b) Tìm số đo góc khi biết tỉ số lượng giác

Khi biết tỉ số lượng giác của một góc nhọn, ta cũng có thể sử dụng máy tính cầm tay để tính số đo của góc nhọn đó. Để tìm góc nhọn \(\alpha \), ta bấm:

Một số công thức mở rộng:

+) \({\sin ^2}\alpha  + {\cos ^2}\alpha  = 1\)

+) \(\tan \alpha  = \frac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }}\)

+) \(\cot \alpha  = \frac{{\cos \alpha }}{{\sin \alpha }}\)

+) \(\tan \alpha .\cot \alpha  = 1\)

+) \(\frac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }} = {\tan ^2}\alpha  + 1\)

+) \(\frac{1}{{{{\sin }^2}\alpha }} = {\cot ^2}\alpha  + 1\)


Cùng chủ đề:

Giải toán 9 ôn tập chương 8 trang 55, 56 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 9 trang 85, 86, 87 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 10 trang 131, 132, 133 Cùng khám phá
Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Cùng khám phá
Lý thuyết Bất đẳng thức Toán 9 Cùng khám phá
Lý thuyết Các tỉ số lượng giác của góc nhọn Toán 9 Cùng khám phá
Lý thuyết Cách tính xác suất của biến cố trong một số mô hình đơn giản Toán 9 Cùng khám phá
Lý thuyết Căn bậc ba. Căn thức bậc ba Toán 9 Cùng khám phá
Lý thuyết Căn bậc hai của một số thực không âm Toán 9 Cùng khám phá
Lý thuyết Căn thức bậc hai Toán 9 Cùng khám phá
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá