Lý thuyết dung dịch và nồng độ - Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
I. Dung dịch, chất tan và dung môi .
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
- Dung môi thường là nước ở thể lỏng.
- Chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
II. Độ tan.
- Độ tan là đại lượng đặc trưng cho khả năng tan của mỗi chất.
- Công thức: \(S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{nuoc}}}}.100\)
Với:
+ S là độ tan, đơn vị g/100 gam nước.
+ m ct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g).
+ m nước là khối lượng nước, đơn vị là gam (g).
III. Nồng độ dung dịch
1. Nồng độ phần trăm
- Kí hiệu: C%
- Công thức:\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \)
Với
+ C% là nồng độ phần trăm của dung dịch, đơn vị %
+ m ct là khối lượng chất tan , đơn vị gam (g).
+ m dd là khối lượng dung dịch, đơn vị (g)
Ta có: khối lượng dung dịch = khối lượng chất tan + khối lượng dung môi.
2. Nồng độ mol
- Kí hiệu: C M
- Công thức: C M = n/V
Với
+ C M là nồng độ mol của dung dịch, đơn vị mol/l hay M.
+ n là số mol của chất tan, đơn vị mol.
+ V là thể tích dung dịch, đơn vị lít (L).
Sơ đồ tư duy