Lý thuyết Góc nội tiếp Toán 9 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 9 kết nối tri thức


Lý thuyết Góc nội tiếp Toán 9 Kết nối tri thức

Định nghĩa góc nội tiếp Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó. Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn.

Định nghĩa góc nội tiếp

Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.

Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn.

Ví dụ:

- Góc BAC là góc nội tiếp của đường tròn (O);

- Góc nội tiếp BAC chắn cung $\overset\frown{BmC}$.

Định lí mối liên hệ giữa góc nội tiếp với cung bị chắn

Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Ví dụ:

\(\widehat {BAC} = \frac{1}{2}\)sđ$\overset\frown{BmC}=\frac{1}{2}\widehat{BOC}$.

Nhận xét: Đối với góc nội tiếp của cùng một đường tròn hoặc của hai đường tròn bằng nhau, ta có các khẳng định sau:

+ Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.

+ Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.

+ Các góc nội tiếp chắn cung nhỏ thì có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm chắn cùng một cung.

+ Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Căn bậc hai và căn thức bậc hai Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Cung và dây của một đường tròn Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Góc nội tiếp Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hàm số y = ax² (a ≠ 0) Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hình cầu Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hình trụ và hình nón Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Khai căn bậc hai với phép nhân và phép chia Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Kết nối tri thức