Lý thuyết Hình trụ và hình nón Toán 9 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 9 kết nối tri thức


Lý thuyết Hình trụ và hình nón Toán 9 Kết nối tri thức

1. Hình trụ Đặc điểm Một số yếu tố của hình trụ: Chiều cao: (h = O'O). Bán kính đáy: (R = OB). Đường sinh: (l = AB).

1. Hình trụ

Đặc điểm

Một số yếu tố của hình trụ:

Chiều cao: \(h = O'O\).

Bán kính đáy: \(R = OB\).

Đường sinh: \(l = AB\).

Diện tích xung quanh của hình trụ

Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ:

\({S_{xq}} = 2\pi Rh\),

trong đó R là bán kính đáy, h là chiều cao.

Thể tích của hình trụ

Công thức tính thể tích của hình trụ:

\(V = {S_{đáy}}.h = \pi {R^2}h\),

trong đó \({S_{đáy}}\) là diện tích đáy, R là bán kính đáy, h là chiều cao.

Ví dụ:

O’M là một bán kính đáy của hình trụ.

EF là một đường sinh của hình trụ.

Chiều cao \(O'O = 10cm\).

Diện tích xung quanh của hình trụ là:

\({S_{xq}} = 2\pi Rh = 2\pi .3.10 = 60\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

Diện tích đáy là:

\({S_{đáy}} = \pi {R^2} = \pi {.3^2} = 9\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

Thể tích của hình trụ là:

\(V = {S_{đáy}}.h = 9\pi .10 = 90\pi \left( {c{m^3}} \right)\)

2. Hình nón

Đặc điểm

Một số yếu tố của hình nón:

Đỉnh: S.

Chiều cao: \(h = SO\).

Đường sinh: \(l = SA = SB\).

Bán kính đáy: \(R = OA\).

Diện tích xung quanh của hình nón

Công thức tính diện tích xung quanh của hình nón:

\({S_{xq}} = \pi rl\),

trong đó r là bán kính đáy, l là độ dài đường sinh.

Thể tích của hình nón

Công thức tính thể tích của hình nón:

\(V = \frac{1}{3}{S_{đáy}}.h = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\),

trong đó \({S_{đáy}}\) là diện tích đáy, r là bán kính đáy, h là chiều cao.

Ví dụ:

Hình nón có:

- Đỉnh: S.

- Đường cao: SO.

- Bán kính đáy: SA, SB.

- Đường sinh: SA, SB.

Diện tích xung quanh của hình nón là:

\({S_{xq}} = \pi rl = \pi .6.10 = 60\pi \left( {c{m^2}} \right)\).

Tam giác SOB vuông tại O nên theo định lí Pythagore ta có:

\(\begin{array}{l}O{B^2} + S{O^2} = S{B^2}\\{6^2} + S{O^2} = {10^2}\\S{O^2} = 100 - 36 = 64\\SO = 8cm.\end{array}\)

Thể tích của hình nón là \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {.6^2}.8 = 96\pi \left( {c{m^3}} \right)\).


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Góc nội tiếp Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hàm số y = ax² (a ≠ 0) Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hình cầu Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hình trụ và hình nón Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Khai căn bậc hai với phép nhân và phép chia Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Mở đầu về đường tròn Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong một tam giác vuông và ứng dụng Toán 9 Kết nối tri thức
Lý thuyết Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu Toán 9 Kết nối tri thức