Lý thuyết Hàm số lượng giác và đồ thị - SGK Toán 11 Cùng khám phá — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán 11 cùng khám phá Bài 4. Hàm số lượng giác và đồ thị Toán 11 Cùng khám phá


Lý thuyết Hàm số lượng giác và đồ thị - SGK Toán 11 Cùng khám phá

I. Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn

I . Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn

1. Hàm số chẵn, hàm số lẻ

Cho hàm số y = f(x) có tập xác định là D.

Hàm số f(x) được gọi là hàm số chẵn nếu \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f( - x) =  f(x)\)

Hàm số f(x) được gọi là hàm số lẻ nếu \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f( - x) =  - f(x)\)

* Lưu ý:

  • Đồ thị của một hàm số chẵn nhận trục tung (Oy) làm trục đối xứng.
  • Đồ thị của một hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng.

2. Hàm số tuần hoàn

Hàm số y = f(x) có tập xác định D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại số T \( \ne \) 0 sao cho với mọi \(x \in D\) ta có \(x \pm T \in D\) và \(f(x + T) = f(x)\)

Số T dương nhỏ nhất thỏa mãn cách điều kiện trên (nêu có) được gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn đó.

* Nhận xét:

Các hàm số y = sinx, y=cosx tuần hoàn chu kì 2\(\pi \).

Các hàm số y = tanx, y=cotx tuần hoàn chu kì \(\pi \).

II. Hàm số lượng giác

1. Định nghĩa các hàm số lượng giác

  • Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực sinx được gọi là hàm số sin, kí hiệu y = sinx. Tập xác định của hàm số sin là \(\mathbb{R}\).
  • Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực cosx được gọi là hàm số cos, kí hiệu y = cosx. Tập xác định của hàm số côsin là \(\mathbb{R}\).
  • Hàm số cho bằng công thức \(y = \frac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }}\)được gọi là hàm số tang, kí hiệu là y = tanx. Tập xác định của hàm số tang là \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}\).
  • Hàm số cho bằng công thức \(y = \frac{{\cos \alpha }}{{\sin \alpha }}\)được gọi là hàm số côtang, kí hiệu là y = cotx. Tập xác định của hàm số côtang là \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}\).

2. Đồ thị của các hàm số lượng giác

a, Hàm số y =  sinx

  • Tập xác định là \(\mathbb{R}\).
  • Tập giá trị là [-1;1].
  • Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì 2\(\pi \).
  • Đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2} + k2\pi ;\frac{\pi }{2} + k2\pi } \right)\) và nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {\frac{\pi }{2} + k2\pi ;\frac{{3\pi }}{2} + k2\pi } \right)\).
  • Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ và gọi là một đường hình sin.

b, Hàm số y =  cosx

  • Tập xác định là \(\mathbb{R}\).
  • Tập giá trị là [-1;1].
  • Là hàm số chẵn và tuần hoàn chu kì 2\(\pi \).
  • Đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \pi  + k2\pi ;k2\pi } \right)\) và nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k2\pi ;\pi  + k2\pi } \right)\).
  • Có đồ thị là một đường hình sin đối xứng qua trục tung.

c, Hàm số y =  tanx

  • Tập xác định là \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}\).
  • Tập giá trị là \(\mathbb{R}\).
  • Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì \(\pi \).
  • Đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2} + k\pi ;\frac{\pi }{2} + k\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}\).
  • Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ.

d, Hàm số y =  cotx

  • Tập xác định là \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}\).
  • Tập giá trị là \(\mathbb{R}\).
  • Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì \(\pi \).
  • Đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( {k\pi ;\pi  + k\pi } \right)\), \(k \in \mathbb{Z}\).
  • Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ.


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Giới hạn của hàm số - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Góc lượng giác - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Hai mặt phẳng song song - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Hai đường thẳng song song - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Hàm số liên tục - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Hàm số lượng giác và đồ thị - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Mẫu số liệu ghép nhóm - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Phép chiếu song song - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Phương trình lượng giác cơ bản - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm - SGK Toán 11 Cùng khám phá