Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
Mô tả xác suất bằng tỉ số như thế nào?
1. Kết quả thuận lợi
Trong một phép thử, mỗi kết quả làm cho một biến cố xảy ra được gọi là một kết quả thuận lợi cho biến cố đó.
2. Mô tả xác suất bằng tỉ số
Khi tất cả các kết quả của một trò chơi hay phép thử nghiệm đều có khả năng xảy ra bằng nhau thì xác suất xảy ra của biến cố A là tỉ số giữa số kết quả thuận lợi của A và tổng số kết quả có thể xảy ra của phép thử, tức là
Chú ý: Nếu A và B là hai biến cố khác nhau nhưng có xác suất xảy ra bằng nhau thì ta nói A và B là hai biến cố đồng khả năng.
Ví dụ: Gieo một con xúc xắc.
Các kết quả có thể của hành động trên là 1, 2, 3, 4, 5, 6 chấm. Có 6 kết quả có thể.
Biến cố A: “Gieo được số chấm lẻ” xảy ra khi gieo được các số lẻ. Do đó các kết quả thuận lợi cho biến cố A là 1, 3, 5. Có 3 kết quả thuận lợi
Xác suất của biến cố A là: \(P(A) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)