Lý thuyết Phép tính lôgarit - Toán 11 Chân trời sáng tạo
1. Khái niệm lôgarit Cho hai số thực dương a, b với a≠1. Số thực α thỏa mãn đẳng thức aα=b được gọi là lôgarit cơ số a của b và kí hiệu là logab.
1. Khái niệm lôgarit
Cho hai số thực dương a, b với a≠1. Số thực α thỏa mãn đẳng thức aα=b được gọi là lôgarit cơ số a của b và kí hiệu là logab.
α=logab⇔aα=b.
Chú ý:
Từ định nghĩa, ta có:
- loga1=0;logaa=1;logaab=b;alogab=b.
- log10b được viết là logb hoặc lgb;
- logeb được viết là lnb.
2. Tính chất
Với a>0,a≠1,M>0,N>0, ta có:
- loga(MN)=logaM+logaN (lôgarit của một tích)
- loga(MN)=logaM−logaN (lôgarit của một thương)
- logaMα=αlogaM(α∈R) (lôgarit của một lũy thừa)
Chú ý: Đặc biệt, ta có:
- loga1N=−logaN;
- logan√M=1nlogaM với n∈N∗.
3. Công thức đổi cơ số
Cho các số dương a, b, N, a≠1,b≠1, ta có:
logaN=logbNlogba.
Đặc biệt, ta có:
logaN=1logNa(N≠1); logaαN=1αlogaN(α≠0).
Cùng chủ đề:
Lý thuyết Phép tính lôgarit - Toán 11 Chân trời sáng tạo