Lý thuyết Tiếp tuyến của đường tròn Toán 9 Cánh diều — Không quảng cáo

Toán 9 cánh diều


Lý thuyết Tiếp tuyến của đường tròn Toán 9 Cánh diều

1. Nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Nhận xét: Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì đường thẳng đó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.

1. Nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Nhận xét: Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì đường thẳng đó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến

Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là tiếp tuyến của đường tròn.

2. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Định lí

Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

- Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

- Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

- Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.

Ví dụ: Cho đường tròn (O), B, C \( \in \) (O). Tiếp tuyến của (O) tại B và C cắt nhau tại A.

Khi đó:

- AB = AC

- Tia AO là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\).

- Tia OA là tia phân giác của \(\widehat {BOC}\).


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Phương trình bậc hai một ẩn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Phương trình bậc nhất hai ẩn. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Tần số ghép nhóm, tần số tương đối ghép nhóm Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Tần số. Tần số tương đối Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Tiếp tuyến của đường tròn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Tỉ số lượng giác của góc nhọn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Tứ giác nội tiếp đường tròn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Đa giác đều. Hình đa giác đều trong thực tiễn Toán 9 Cánh diều
Lý thuyết Định lí Viète và ứng dụng Toán 9 Cánh diều