Lý thuyết Trung điểm của đoạn thẳng Toán 6 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 6, giải toán lớp 6 chân trời sáng tạo Bài 5. Trung điểm của đoạn thẳng


Lý thuyết Trung điểm của đoạn thẳng Toán 6 Chân trời sáng tạo

Tải về

Lý thuyết Trung điểm của đoạn thẳng Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Trung điểm của đoạn thẳng

Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng.

Tóm tắt:

\(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\)$ \Leftrightarrow $${\rm{IA  =  IB}}$ và \(I\) nằm giữa hai điểm \(A;B.\)

hoặc \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\)$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}AI + IB = AB\\{\rm{IA  =  IB}}\end{array} \right.$

hoặc \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\)  $ \Leftrightarrow {\rm{AI  =  BI  = }}\dfrac{1}{2}AB$

2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng

Giả sử ta cần vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.

Cách 1:

- Đặt mép thước trung với đoạn thẳng AB sao cho vạch 0 trùng với điểm A, khi đó điểm B trùng với vạch chỉ số 5 trên thước.

- Ta lấy điểm M trùng với vạch chỉ số 2,5 cm trên thước, Khi đó ta có M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Cách 2:

Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy can. Gấp giấy sao cho điểm B trùng với điểm A. Giao của nếp gấp và đoạn thẳng AB chính là trung điểm M cần xác định


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Thu thập và phân loại dữ liệu Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Thứ tự trong tập hợp số nguyên Tóan 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Tính chất cơ bản của phân số
Lý thuyết Tỉ số và tỉ số phần trăm Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Trung điểm của đoạn thẳng Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Ước chung. Ước chung lớn nhất Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Vai trò của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Xác suất thực nghiệm Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết ôn tập chương 1