Lý thuyết Ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo
Tải vềLý thuyết Ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
I. Ước và bội
- Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
- Kí hiệu: Ư (a) là tập hợp các ước của a và B(b) là tập hợp các bội của b .
- Với a là số tự nhiên khác 0 thì:
+ a là ước của a
+ a là bội của a
+ 0 là bội của a
+ 1 là ước của a
Ví dụ : 12⋮6⇒12 là bội của 6. Còn 6 được gọi là ước của 12
0 và 12 là bội của 12
1 và 12 là các ước của 12.
II. Cách tìm ước
Ví dụ :
16: 1 =16; 16: 2 =8; 16: 4 =4; 16: 8 =2; 16: 16 =1
Vậy các ước của 16 là 1;2;4;8;16 .
Tập hợp các ước của 16 là: Ư (16)={1;2;4;8;16}
III. Cách tìm bội
Ví dụ:
Ta lấy 6 nhân với từng số 0 thì được 0 nên 0 là bội của 6, lấy 6.1=6 nên 6 là bội của 6, 6.2=12 nên 12 là bội của 6,...
Vậy B(6)={0;6;12;18;...}
CÁC DẠNG TOÁN VỀ ƯỚC VÀ BỘI
I. Viết tất cả các số là ước của một số cho trước và thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp:
Tìm trong các số thỏa mãn điều kiện cho trước những số là ước của số đã cho.
Ví dụ:
Tìm các số tự nhiên a sao cho a∈ Ư(32) và a>10.
Giải:
{a∈Ư(32)a>10⇒{a∈{1;2;4;8;16;32}a>10⇒a∈{16;32}
II. Viết tất cả các số là bội của một số cho trước và thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp:
Tìm trong các số thỏa mãn điều kiện cho trước những số là bội của số đã cho.
Ví dụ:
Tìm các số tự nhiên x∈B(8) và 10<x<30
Giải:
{x∈B(8)10<x<30⇒{x∈{0;8;16;24;32;...}10<x<30⇒x∈{16;24} Vậy có 2 số thỏa mãn yêu cầu bài toán là 16 và 24.
III. Bài toán đưa về việc tìm ước hoặc bội của một số cho trước
Phương pháp:
+ Phân tích đề bài chuyển bài toán về việc tìm ước hoặc bội của một số cho trước.
+ Áp dụng cách tìm ước hoặc bội của một số cho trước.