Phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Ẩn dụ Văn 7


Phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ

Ẩn dụ dựa vào quan hệ tương đồng còn hoán dụ dựa vào quan hệ tương cận

1. So sánh Ẩn dụ với Hoán dụ

Ẩn dụ

Hoán dụ

Điểm giống

– Đây đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

– Việc sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong văn, thơ,… đều với mục đích giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc.

– Đều sử dụng sự liên tưởng.

Điểm khác

- Dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác

- Dựa vào quan hệ tương cận và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.

2. Ví dụ minh họa

- Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng , dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Thuyền về có nhớ bến chăng?

=> Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ.

+ thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)

+ bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)

=> Giống phép so sánh ngầm.

- Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận (gần gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề.

Ví dụ:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

=> Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc


Cùng chủ đề:

Lý thuyết văn 7 viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Lý thuyết văn 7 viết đoạn văn tóm tắt văn bản
Mô hình cấu tạo so sánh
Nguồn gốc của tục ngữ
Nội dung của tục ngữ
Phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ
Phân biệt Thành ngữ và Tục ngữ và Ca dao
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
Phân biệt phó từ và trợ từ
Phân biệt số từ và lượng từ
Phân biệt từ láy và từ ghép