Phân biệt số từ và lượng từ — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Số từ Văn 7


Phân biệt số từ và lượng từ

Số từ và Lượng từ đều là những từ biểu thị số lượng của sự vật nhưng số từ chỉ rõ số lượng cụ thể còn lượng từ chỉ mang tính chất ước chừng

1. Phân biệt Số từ và Lượng từ

Số từ

Lượng từ

Điểm giống

Đều là những từ biểu thị số lượng của sự vật

Điểm khác

- Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật

- Chỉ rõ số lượng cụ thể bằng những con số chính xác

- Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

- Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật

- Chỉ mang tính chất ước chừng, chung chung, không cụ thể bằng những con số chính xác.

- Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thề chia lượng từ thành hai nhóm:

+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: các, cả, tất cả, toàn thể, toàn bộ, tất thảy, …

+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, từng, mỗi, mấy, mọi, …

2. Ví dụ minh họa

+ Ví dụ số từ:

Một canh… hai canh… lại ba canh,

Tràn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Không ngủ được – Hồ Chí Minh)

Trong bài thơ trên số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh; Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm…

+ Ví dụ lượng từ:

Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.

(Thạch Sanh)

Trong đoạn văn trên các (hoàng tử); những (kẻ thua trận); cả mấy (vạn tướng lĩnh) là lượng từ. Lượng từ đứng trước danh từ và chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.


Cùng chủ đề:

Nội dung của tục ngữ
Phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ
Phân biệt Thành ngữ và Tục ngữ và Ca dao
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
Phân biệt phó từ và trợ từ
Phân biệt số từ và lượng từ
Phân biệt từ láy và từ ghép
Phân loại ẩn dụ
Phân loại cấu tạo Thành ngữ
Phân loại nhân hóa
Phân loại phó từ