Phân loại ẩn dụ
Ẩn dụ được phân thành 4 loại: ẩn dụ hình thức; ẩn dụ phẩm chất; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác; ẩn dụ cách thức
1. Ẩn dụ có bao nhiêu loại?
Ẩn dụ được phân thành 4 loại, hay còn gọi là 4 hình thức. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng.
- Ẩn dụ hình thức : nhằm mục đích là “dấu” đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết.
- Ẩn dụ phẩm chất : thay thế phẩm chất của sự vật, hiện tượng này có nét tương đồng với phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : là cách thức nhận biết sự vật, hiện tượng bằng giác quan này nhưng khi miêu tả lại mang tính chất, đặc điểm của sự vật lại bằng cách sử dụng từ ngữ cho giác quan khác.
- Ẩn dụ cách thức : là loại ẩn dụ có nhiều cách để thể hiện một vấn đề. Vì thế, người diễn đạt sẽ đưa hàm ý vào câu nói.
2. Ví dụ minh họa
- Ví dụ ẩn dụ hình thức qua câu thơ: Về thăm nhà Bác làng sen – Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. Trong ví dụ này, tác giả đã sử dụng ẩn dụ cách thức, bằng cách sử dụng từ “thắp” ám chỉ “nở hoa” (hoa râm bụt đang nở).
- Ví dụ ẩn dụ phẩm chất : Mẹ tôi mái tóc bạc, mẹ tôi lưng đã còng… Thay vì nói chính xác tuổi của người mẹ đã già, chúng ta có thể sử dụng ẩn dụ phẩm chất bằng cách dùng từ mái tóc bạc, lưng đã còng.
- Ví dụ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Trời hôm nay nắng giòn tan . Đây là câu nói sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Mục đích là miêu tả cảm giác nắng rất lớn có thể làm khô mọi vật. Tức sử dụng giác quan mắt (thị giác) để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả lại sử dụng từ “giòn tan ” – tức vị giác.
- Ví dụ ẩn dụ cách thức : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Kẻ trồng cây : Đây là chỉ những con người lao động, đồng thời có ý nghĩa muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến những người lao động đã tạo ra thành quả để chúng ta sử dụng