Phân tích đoạn trích Đám tang lão Goriô của H.Balzac.
Ông Goriô bây giờ đã chết, nằm trong quan tài, nhưng vẫn cứ là nhân vật trung tâm của đoạn trích, cũng như ông là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết...
Đề bài
Phân tích đoạn trích Đám tang lão Goriô của H.Balzac.
Lời giải chi tiết
Ông Goriô bây giờ đã chết, nằm trong quan tài, nhưng vẫn cứ là nhân vật trung tâm của đoạn trích, cũng như ông là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Nhà văn dùng nhiều biện pháp nghệ thuật nhằm khắc họa đậm nét số phận bi đát của ông, nạn nhân đau khổ của thói đen bạc. Chẳng phải không có dụng ý khi nhà văn kết thúc quyển tiểu thuyết về ông bằng một đám tang, đám tang của chính ông. Balzac chọn khung cảnh là một vùng ngoại ô buồn tẻ (ngày nay, cả khu vực ấy từ dãy phố, nhà thờ thánh Etienne Du Mont, đến nghĩa địa cha Lachaise đều thuộc thành nội Paris). Ông chọn thời gian vào lúc ngày tàn. Đám tang nào mà chẳng buồn, nhưng không gian, thời gian nay làm tăng thêm tính chất bi đát. Ánh sáng mờ mờ của ngôi giáo đường đã nhỏ lại thấp và tối, rồi đến quang cảnh ngày tàn với một buổi hoàng hôn ẩm ướt là thứ ánh sáng và màu sắc được chọn lựa để miêu tả đám tang. Ánh sáng và màu sắc ấy càng trở nên ảm đạm hơn khi cuối cùng xa xa về phía trung tâm thành phố đã lên đèn
Ánh đèn rực rỡ và cả âm thanh cái tổ ong rào rào là ở chỗ xa xa kia, còn nơi đây lặng lẽ đến rợn người. Nhà văn như cố tình bỏ qua không nhắc đến tiếng động: Không có tiếng xe ngựa, không có tiếng cuốc xẻng, không có âm vang những lời cầu kinh vì chúng chỉ được nhắc thoáng qua trong lời kể. Không phải ngẫu nhiên trong bài Đám tang lão Goriô nhà văn chủ yếu sử dụng ngôn ngữ gián tiếp của người kể chuyện, chỉ có ba lần lời nói trực tiếp vang lên, ba câu ngắn ngủi, ba lời đối thoại, nhưng là đối thoại một chiều, một lời của Christophe, một của vị linh mục và một của Rastisgnacs.
Christophe nói với Rastignar “Đúng thế đấy, cậu Euagene ạ. Ông cụ là người tử tế và đứng đắn, chưa bao giờ to tiếng không thể làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội". Balzac đưa câu này vào đây thật đúng lúc. Nó gợi lên nghịch cảnh tâm lí. Người chết càng hiền lành tốt bụng bao nhiêu, đám tang này càng có vẻ xót xa trớ trêu bấy nhiêu. Ai mà không xúc động khi đọc đoạn trích Tình cha con? Goriô là “Chúa trời của tình phụ tử”. Ta cò thể liên hệ đoạn trích tình cha con ở đây. Lời nhận xét của Christophe không bù đắp được cái thiếu vắng của tình người là khía cạnh nhà văn đi sâu hơn khi miêu tả đám tang ông Goriô.
Vị linh mục nói: "Không có người đưa đám...". Gần đúng như thế nếu ta tạm gác sang một bên nhân vật Ratisguac. Thật mủi lòng phải chứng kiến một đám tang không có người đi đưa! Chẳng ai là người thân thích. Chỉ một nhóm người dưng đếm trên đầu ngón tay, hầu hết là những nhân vật phụ, không đáng để nhà văn đặt cho một cái tên, trừ Rastisgnac và Christophe. Đi theo chiếc xe chở người xấu số từ quán trọ đến nhà thờ thánh Saint Etienne chỉ có bốn người: Rastignac, Christophe và hai gã đô tùy. Lúc hành lễ có thêm bốn người nữa là hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bõ nhà thờ. Khi xe chuyển bánh đến nghĩa trang có thêm hai gia nhân trên hai chiếc xe ngựa không có người ngồi của Bá tước De Restaud và của Nam tước De Nucingen, nhưng lại bớt đi người bõ nhà thờ và một vị linh mục. Tới đây có thêm hai gã đào huyệt nữa, nhưng hai gã đô tùy chắc là quay về ngay theo với xe tang không đợi chôn cất xong, song không thấy người kể chuyện nhắc đến. Nhà văn khéo bố trí để số người ít ỏi kia lại cứ vơi đi dần: Mới đầu là bọn gia nhân của hai cô con gái cùng với vị linh mục và chú bé hát lễ sau khi đọc xong bài kinh ngắn ngủi. Rồi đến hai gã hát lễ sau khi vùi xong nấm mộ, cuối cùng Christophe cùng bỏ đi nốt, để lại một mình Rastignac và chàng sinh viên cũng không đứng ở bên mộ mà được nhà văn cho đi “về phía đầu nghĩa địa”.
Như ta biết, ngòi bút hiện thực của Balzac hết sức tỉ mỉ, hầu như không bỏ qua bất cứ chi tiết nào khi kể và tả. Dường như ông sử dụng bút pháp nghệ thuật hoàn toàn ngược lại ở đoạn trích Đám tang lão Goriô. Nhà văn tránh không tả. Bạn đọc không được biết gì về nhà thờ thánh Etienne Du Mont, bên ngoài cũng như nội thất, trừ chi tiết "Một giáo đường nhỏ, thấp và tốt”. Ta cũng chẳng được biết gì về quãng đường đi và quang cảnh nghĩa trang Piere - Lachaise, không kể hình ảnh "Thành phố Paris nằm khúc khuỷu dọc hai bà sông Seine” hiện ra trước mắt chàng sinh viên Rastignac.
Nhà văn chỉ kể, mà cũng kể rất lướt, không dựng lại một cảnh nào cả, nên ta không thể hình dung nghi lễ cử hành ở nhà thờ và việc chôn cất ở nghĩa trang ra sao. Những biện pháp nghệ thuật kể trên nhằm rút ngắn càng nhiều càng tốt đoạn văn miêu tả đám tang ông Goriô, để mọi người cảm nhận ngay trên trang giấy tính chất sơ sài quá đáng của mọi thủ tục tang lễ. Nghi lễ cử hành ở nhà thờ chỉ hai mươi phút ư? Ta cảm nhận được điều đó ngay ở số dòng ngắn ngủi nhà văn dành cho thủ tục này. Đếm số dòng dành cho việc chôn cất ở nghĩa trang cũng thấy được việc làm qua quýt.
Ông Goriô là nạn nhân đau khổ của thói đời đen bạc, mà các nhân vật khác dưới ngòi bút của Balzac đều ít nhiều bị biến chất đi trong xã hội đồng tiền. Hầu như tất cả đều hành dộng bằng tiền. Một đoạn văn không dài lắm mà bao nhiêu lần nhà văn nhắc đến tiền. Christophe gắn việc làm của mình với “mấy món tiền đãi công kha khá”, các vị nhà đạo tiến hành nghi lễ xứng đáng “với giá tiến bảy mươi quan... ”, bài kinh ngắn ngủi cầu cho ông cụ ở nghĩa trang do '‘chàng sinh viên trả tiền ”, hai gã đào huyệt mới hất được vài xẻng đất thì đã “đòi tiền đãi công” khiến Rastignac móc túi không còn đồng nào, buộc phải vay Christophe “hai mươi xu”. Balzac nhìn đời qua những con người ấy có đen tối quá không?
Hai con gái của Goriot không được nhà văn cho xuất hiện ở mấy trang cuối cùng của tiểu thuyết này, nhưng lại không thể không nói đến. Balzac ba lần nhắc đến họ khi thi hài của người quá cố sắp được chuyển bánh đến nhà thờ: "... cái hình ảnh thuộc về một thời mà Delphine và Anastasie còn bé bỏng, đồng trinh và trong trắng...”, ở trong nhà thờ, chàng sinh viên đã "hoài công tìm hai cô con gái...” khi xe tang sắp chuyển bánh đến nghĩa trang "... thì xuất hiện hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có người ngồi, một của Bá tước De Restaud và một của Nam tước De Nucingen. Lần đầu gợi về quá khứ, hai lần sau nhắc đến hiện tại: Thoạt tiên, người kể chuyện gọi họ bằng tên thời con gái Delphine và Anastasie. Cuối cùng, người kể chuyện thay bằng tên các đức ông chồng, Bá tước De Restaud và Nam tước De Nucingen.
Ý đồ nghệ thuật của nhà văn bộc lộ rõ ràng qua cách bố trí và sử dụng ngôn ngữ như trên. Nó gợi cho ta thấy được quá trình biến chất của những đứa con ấy. Mà nguyên nhân sâu xa là của xã hội thượng lưu. Chồng của cô chị là một nhà quý tộc, chồng của cô em là một chủ ngân hàng. Địa vị phu nhân và vợ của chủ ngân hàng giết chết Anastasie và Delphine trong tâm hồn họ. Thật bi đát cho người cha Goriot những đứa con như vậy. Ở cùng thành phố mà lánh mặt cha lúc cha còn sống. Xấu hổ vì cha nghèo; lúc cha ốm đau không đến thăm vì còn mãi những thú vui riêng khi cha chết không có mặt. Và đến bây giờ không đưa cha về nơi an nghỉ cuối cùng. Mà đấy là người cha thương con rất mực và “chưa làm điều gì nên tội”.
Chi tiết hai chiếc xe có huy hiệu mà không có người ngồi là hình ảnh rất đạt nhà văn đưa vào đám tang này. Nó vừa là sự có mặt vừa là sự vắng mặt của hai vợ chồng De Restaud và De Nucingen, nhưng chủ yếu là của hai bà vợ. Vắng mặt thật và có mặt giả. Nó gợi nhớ cho những ai quên là ông Goriot có hai cô con gái kia. Nó tăng thêm cho tính chất bi đát cho số phận và đám tang của người cha bất hạnh. Nếu không có hai chiếc xe ấy, chắc linh hồn người xấu số nằm trong quan tài kia đã đau đớn hơn nếu linh hồn vẫn tồn tại. Và những người chứng kiến đám tang ấy hay chúng ta dọc đến đoạn này đỡ xót xa hơn. Thời gian sẽ làm cho người đọc quên đi nhiều chi tiết trong tiếu thuyết Lão Goriô, thậm chí quên cả tên hai cô con gái. Nhưng chắc người ta sẽ nhớ mãi hình ảnh hai chiếc xe không!
Cùng với Goriô, chàng sinh viên Rastignac là nhân vật chính xuyên suốt tiểu thuyết và cùng có mặt từ đâu đến cuối đoạn trích Đám tang lão Goriô. Thái độ của Balzac đối với các nhân vật đã phân tích trên kia toát lên qua ngôn từ của người kể chuyện bao gồm nội dung kể và cả những lời bình kèm theo. Nếu không có mấy chữ "làm cho anh ta kiếm được mấy món tiền đãi công kha khá” thì Christophe gây được thiện cảm nhiều hơn với chúng ta, nhất là lời tình yêu nhận xét về người quá cố. Người kể chuyện nhấn vào chi tiết hai vị linh mục đến chậm để mọi người phải cố chờ đợi ( “trong khi chờ hai vị linh mục... ") sau đó lại giục giã đi nhanh để khỏi chậm trễ... Người kể chuyện còn bình thêm một câu chua chát: “Họ tiến hành tất cả nghi lễ xứng dáng bảy mươi quan trong một thời kì mà tôn giáo không lấy gì làm giàu lắm để cầu kinh làm phúc nghĩa là chi vẻn vẹn hai mươi phút ở nhà thờ. Còn bài kinh ngắn ngủi nơi nghĩa trang chắc phải tính riêng vì có mấy chữ: “do chàng sinh viên trả tiền”.
Trái lại, nhìn chung, nhà văn tỏ ra có thiện cảm với Rastignac, và truyền được tình cảm ấy đến người đọc. Ta xúc động về tấm lòng của chàng với ông Goriô, về cái nghẹn ngào của chàng " xiết chặt bàn tay Christophe mà không nói nên lời”, về giọt nước mắt của chàng như được thăng hoa qua lời bình của người kề chuyện: "Giọt nước mắt trào ra vì những nỗi xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng, cái thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi từ đó lại vút lên đến tận trời cao”.
Song đấy lại là “giọt nước mắt cuối cùng của người trai trẻ”. Nhà văn muốn xây dựng Rastignac thành một nhân vật cũng bị biến chất đi trong xã hội tôn thờ tiền tài và danh vọng. Giọt nước mắt đánh dấu bước ngoặt quá trình phát triển tính cách của chàng, trở thành cái mốc phân chia hai giai đoạn của cuộc đời chàng. Những điều chứng kiến đau lòng về thói đen đời bạc không làm cho chàng rút ra bài học đúng đắn về cách xử thế, mà lại là bài học vứt bỏ đi bản chất tốt đẹp của mình.
Mầm mống của sự chuyển biến tính cách thực ra đã có từ lâu. nhưng bây giờ mới là thời điểm quyết định. Vẫn đôi mắt thôi nhưng lúc này là “giọt nước mắt trào ra...” còn bây giờ là cái nhìn “gần như thèm thuồng” vào cái nơi tập trung của xã hội thượng lưu, cái nhìn "như trút nước mật của nó". Ngôn từ của người kể chuyện bắt đầu chuyển sang giọng phê phán.
Dưới ngòi bút của Balzac, cái khoảng thàh phố Paris giữa cột đồng trụ của quảng trường Vendôme và đỉnh mái tròn điện Invalides vừa là khung cảnh hiện thực, nơi sinh hoạt của những kẻ giàu sang thời đó, vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho xã hội thượng lưu nói chung, Rastigiiac nhân cách hóa nó, hình dung nó như một đó vật mà anh phải chiến thắng. Không phải ngẫu nhiên nhà văn viết hoa từ Xã Hội ở câu cuối cùng.
Đám tang lão Goriô kết thúc quyển tiểu thuyết này, khép lại cuộc đời ông Goriô, nhưng nó lại mở ra với cuộc đời của Rastignac. Ta biết rằng sang những tiểu thuyết khác, nhà văn để cho nhân vật đó ngày càng leo cao trên nấc thang danh vọng, nhưng chẳng còn đâu tâm hồn trong tráng của chàng sinh viên nghèo ngụ tại quán trọ của bà Vauquer ngày xưa.