Qua 2 câu thơ: Muốn mù…bạc tình (Đau mắt) hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về thơ Trần Tế Xương


Qua 2 câu thơ: Muốn mù…bạc tình (Đau mắt) hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương

Hai câu thơ của Tú Xương chứa chất tâm sự đau xót, chua chát thời thế, trước cuộc đời.

Đề bài yêu cầu phân tích, phát biểu những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương qua thơ của ông.

- Hai câu thơ của Tú Xương chứa chất tâm sự đau xót, chua chát thời thế, trước cuộc đời. Muốn hiểu đúng nó cần nắm vững hoàn cảnh lịch sử xã hội thời Tú Xương sống và hoàn cảnh cá nhân của nhà thơ. Mặt khác, cần phải thuộc, hiểu những bài, những câu thơ tiêu biểu của ông viết về “buổi bạc tình”. Phạm vi tài liệu cần đọc kĩ để làm tốt bài này, vì thế khá rộng: bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, phần Tiểu dẫn về nhà thơ Tú Xương ở sách giáo khoa Văn 11, các bài thơ được giảng văn, được đọc thêm của Tú Xương và một số bài cần thiết khác.

- Để hiểu nỗi lòng Tú Xương qua hai câu thơ này phải hiểu một cách toàn diện nội dung ý nghĩa của mấy chữ “buổi bạc tình”. Không nên hiểu nó chỉ trong phạm vi “tỉnh” (những tình cảm) mà còn là sự cảm nhận, đánh giá về  thời thế, cuộc đời mình đang phải sống. Vì thế, dề này bao quát cả mảng thơ trữ tình lân mảng thơ trào phúng của Tú Xương. Bài làm cần chỉ ra những khía cạnh cụ thể của “buổi bạc tình” trong thơ Tú Xương cùng tâm trạng căm ghét, ngậm ngùi, bất lực của ông. Nếu có thể, nên mở rộng so sánh tâm trạng này trong thơ Tú Xương với tâm trạng của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến.

DÀN BÀI

I. MỞ BÀI

- Vị trí của Tú Xương trong lịch sử thơ ca dân tộc.

- Tạo nên vị trí ấy một phần quan trọng nhờ tấm lòng nhờ nhân cách cứng cỏi cua nhà thơ trong thời buổi xã hội đảo điên lúc bấy giờ.

- Giới thiệu hai câu thơ trong bài Đau mắt.

II. THÂN BÀI

1) Thời buổi xã hội mà Tú Xương sống và cách phản ứng của ông.

- Xã hội diễn ra bao cảnh chướng tai gai mắt.

- Có nhiều thái độ sống, nhiều cách phản ứng. Cách phản ứng của Tú Xương (muốn mù mắt đi để khỏi nhìn) chứng tỏ thái độ bất hòa sâu sắc đối với thực tại, chứng tỏ một nhân cách lớn.

2) Niềm căm ghét, tâm trạng chua chát của Tú Xương qua việc vẽ ra hình ảnh “buổi bạc tình”.

- Sự tan rã những thuần phong tục, những nguyên tắc luân lí truyền thống, đặc biệt trong những quan hệ, tình cảm gia đình.

- Sự ngự trị lạnh lùng của đồng tiền, sự mua quan bán tước.

- Dạo học suy sụp, chữ nghĩa thánh hiền mất thiêng, kẻ sĩ mất giá...

- Bao kẻ hám danh, hám lơi, bạc tình với đất nước, với tổ tiên.

3)  Qua tâm sự của Tú Xương chúng ta nhận ra nhân cách lớn và nỗi bất hanh của một lớp người. Mong muốn được mù của Tú Xương chứng tỏ niềm đau xót, ngậm ngùi bất lực. Hạn chế của cách phản ứng ấy cũng là hạn chế chung, tất yếu của thế hệ ông, của thời đại ông đang sống.

III. KẾT BÀI

- Bóng dáng một thời đại qua tâm sự của Tú Xương.

- Bài học về thái độ sống, về nhân cách qua tâm sự ấy của ông.


Cùng chủ đề:

Phân tích đoạn trích tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hổ Biếu Chánh đế thấy được tác giả đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của con người
Phân tích đoạn trích Đám tang lão Goriô của H. Balzac
Phân tích “Tiếng chửi của Chí Phèo”
Phân tích “tinh thần thơ mới” được Hoài Thanh nói đến trong “Một thời đại trong thi ca”
Phân trích vẻ đẹp tình yêu ở đoạn trích: "Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền” (trích hổi II, cảnh 2 vở Rô - Mê - Ô và Giu - Li - Ét) của sếch - Xpia
Qua 2 câu thơ: Muốn mù…bạc tình (Đau mắt) hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương
Qua bài Câu cá mùa thu (Thu điếu). Hãy phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo của Nguyễn Khuyến
Qua bài Hầu trời của Tản Đà, anh (chị) tìm những dấu hiệu chứng minh thơ Tản Đà: Có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học
Qua bài ‘‘Hầu trời” của Tản Đá (có thể sử dụng thêm bài ,Muốn làm thằng cuội" đã học ở lớp 8). Anh (chị) tìm những dấu hiệu chứng minh thơ Tản Đà “có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn
Qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa? trang 53 SGK Văn 11
Qua phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Hãy trả lời: Vì sao chị em Liên đêm đêm lại cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua? Thể hiện tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, nhà văn muốn nói đi