Phân trích vẻ đẹp tình yêu ở đoạn trích: "Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền” (trích hổi II, cảnh 2 vở Rô - Mê - Ô và Giu - Li - Ét) của sếch - Xpia — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Rô - Mê - Ô và G


Phân trích vẻ đẹp tình yêu ở đoạn trích: "Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền” (trích hổi II, cảnh 2 vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét) của sếch-xpia.

Vẻ đẹp toát lên từ sự khác thường...

Đề bài

Phân trích vẻ đẹp tình yêu ở đoạn trích: "Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền” (trích hổi II, cảnh 2 vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét) của sếch-xpia.

Lời giải chi tiết

NHỮNG Ý CHÍNH

1 . Vẻ đẹp toát lên từ sự khác thường:

Mối tình sinh ra trong hoàn cảnh thù địch, giữa hai dòng họ thù địch, dần tới sự thay đổi tinh thế, hoàn cảnh và quan niệm sống: Con người không thể sống trong sự thù hằn, mà phải sống trong hòa hợp yêu thương.

Tình yêu ở đây mang phẩm chất của thời đại Phục hưng thể hiện qua khát vọng được yêu nhau, qua quan niệm con người sinh ra là để yêu nhau. Quan niệm này đối lập với quan niệm phong kiến Trung cổ ràng buộc và ngăn trở tình yêu.

2. Vẻ đẹp toát lên từ sự đồng cảm, đồng điệu:

Tình yêu ở đây là kết quả của một sự gặp gỡ tương đồng giữa trai tài và gái sắc. Về Rô-mê-ô thì chính Ca-piu-ét cũng phải thừa nhận bằng một câu nói đầy ấn tượng: “Cho ta tất cả của cải trong thành này, ta cũng không thể làm điều gì xúc phạm tới anh ta”. Còn vẻ đẹp của Giu-li-ét thi có thể thấy được qua nhận xét của Rô- mê-ô khi chàng đứng ngẩm nàng trong đêm. Kiểu tình yêu trai tài gái sắc này khá phổ biến trong văn học nhân loại và tính bi kịch sẽ được tạo ra khi các nhân vật đó bị đặt vào những hoàn cảnh đặc biệt. Mô típ trai tài, gái sắc ở đây không bị quy về lĩnh vực “trai anh hùng, gái thuyền quyên” hẹp hơn và thường gắn với thời loạn li. Mô-tip này ở đây mang tính chất đời thường hơn, phổ biến hơn.

Tình yêu ở đây là tình yêu tự nguyện, không bị một sự ép buộc, xếp dặt hay gả bán nào như  trước đây mà là tình yêu của con tim đến với con tim, là sự hòa điệu tâm hồn và tình cảm. Họ đến với nhau bằng tình yêu tự nguyện xuất phát từ họ cảm nhận được và từ đó dẫn tới nhận thức được: Họ sinh ra là để cho nhau, không có cái gì có thể chia lìa họ được.

3. Vẻ đẹp toát ra từ sự dứng đắn, hiểu nhau và tôn trọng nhau:

Tình yêu ở đây hiện ra với vẻ đẹp trong sáng. Họ ca ngợi nhau, tỏ tình với nhau bằng những lời hoa mĩ bởi lối nói văn vẻ của thời đại nhưng hết sức chân thành vì đó không phải là lời nói từ cửa miệng mà là lời nói từ trái tim. Lời nói từ trái tim không bao giờ giả dối. Hành động biểu cảm yêu thương của họ cũng thể hiện một sự đứng đắn đúng mực thể hiện tính chất trong trắng, đoan trang.


Cùng chủ đề:

Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác - Lớp 11
Phân tích đoạn trích tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hổ Biếu Chánh đế thấy được tác giả đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của con người
Phân tích đoạn trích Đám tang lão Goriô của H. Balzac
Phân tích “Tiếng chửi của Chí Phèo”
Phân tích “tinh thần thơ mới” được Hoài Thanh nói đến trong “Một thời đại trong thi ca”
Phân trích vẻ đẹp tình yêu ở đoạn trích: "Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền” (trích hổi II, cảnh 2 vở Rô - Mê - Ô và Giu - Li - Ét) của sếch - Xpia
Qua 2 câu thơ: Muốn mù…bạc tình (Đau mắt) hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương
Qua bài Câu cá mùa thu (Thu điếu). Hãy phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo của Nguyễn Khuyến
Qua bài Hầu trời của Tản Đà, anh (chị) tìm những dấu hiệu chứng minh thơ Tản Đà: Có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học
Qua bài ‘‘Hầu trời” của Tản Đá (có thể sử dụng thêm bài ,Muốn làm thằng cuội" đã học ở lớp 8). Anh (chị) tìm những dấu hiệu chứng minh thơ Tản Đà “có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn
Qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa? trang 53 SGK Văn 11