Phân tích đoạn trích tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hổ Biếu Chánh đế thấy được tác giả đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của con người — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Cha con nghĩ


Văn chương từ xưa đến nay ngợi ca rất nhiều về tình mẫu tử mà rất ít những tác phẩm viết về tình phụ tử. Với những trang viết vô cùng cảm động, nhà tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã phần nào bổ khuyết vào khoảng trống đó của văn học

Phân tích đoạn trích tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hổ Biếu Chánh đế thấy được tác ghi đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của con người.

BÀI LÀM

Văn chương từ xưa đến nay ngợi ca rất nhiều về tình mẫu tử mà rất ít những tác phẩm viết về tình phụ tử. Với những trang viết vô cùng cảm động, nhà tiêu thuyết Hồ Biểu Chánh đã phần nào bổ khuyết vào khoảng trống đó của văn học. Cha con nghĩa nặng đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm thiêng liêng cao quí nhất của con người.

Hồ Biểu Chánh có một vị trí đặc biệt trong nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam trong những năm đầu thể ki XX. Nếu ở Bắc Bộ Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng với tiểu thuyết Tô Tám thì ở Nam Bộ Hồ Biểu Chánh được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt bởi sức sáng tạo dồi dào, phong phú với hàng loạt những tiểu thuyết có khuynh hướng tư tưởng trong sáng, tốt đẹp (đề cao cái thiện, cổ vũ cho sự cao quý của đạo lí hình dân truyền thống: Quý trọng sự thủy chung, lòng bao dung, ca ngợi sự trung thực, thằng ngay, dám hi sinh vì tín nghĩa,...). Phải đặt mình vào tác phẩm của Hồ Biểu Chánh như Cha con nghĩa nặng vào nền văn xuôi nước nhà hồi đầu thế kỉ mới có thể cảm nhận một cách đầy đủ những phẩm chất nghệ thuật của một ngòi bút tiểu thuyết giản dị, mộc mạc trong cách kể chuyện, ít gây bất ngờ đột ngột nhưng khá cuốn hút. Hệ thống ngôn ngữ từ vựng cũng như các tình tiết về không gian, thời gian và nhân vật gần với đời thường, rất quen thuộc với người dân Nam Bộ.

Chủ đề của đoạn trích cũng như chủ đề của tác phẩm đã được nhà văn thể hiện rất rõ qua nhan đề: Cha con nghĩa nặng. Tình cha con cao quý thiêng liêng đã được nhà văn thể hiện hết sức xúc động không kém những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử.

Trần Văn Sửu là một người nông dân hiền lành, chất  phác, một người chồng thương vợ, một người cha yêu con. Thị Lựu, vợ Sửu là một người đàn bà lăng loàn, đàng điếm. Sửu bắt quả tang vợ ngoại tình. Vợ Sửu không biết hối lỗi, còn hỗn láo. Tức giận, Sửu xô vợ ngã. Không may Thị Lựu chết, Sửu phải bỏ trốn. Mọi người tưởng anh nhảy xuống sông tự tử. Sau mười một năm trốn tránh, Sửu lén về thăm con. Gặp bố vợ, Sửu biết con mình đã có cuộc sống yên ổn. Tuy rất muốn gặp con nhưng sợ chúng liên lụy, Sửu quyết định đi biệt tích. Nhưng thằng Tí, con trai Sửu biết bố về đã chạy đuổi theo. Cha con gặp nhau mừng mừng tủi tủi.

Tinh cha con được tác giả đặt trong một tình huống nghệ thuật giàu kịch tính. Mâu thuẫn giữa 10 năm xa cách với cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của Trần Văn Sửu với con. Mẫu thuẫn giữa tình yêu thương con sâu nặng, khao khát được nhìn thấy và ở gần con với nỗi lo sợ sự hiện diện của mình phá vỡ hạnh phúc của con. Đây là tình huống éo le, cảm động và căng thẳng.

Cuộc chạy đuổi của hai cha con thật căng thắng. Người con vì muốn đuổi kịp cha nên đã chạy thật nhanh. Người cha một mặt vì tưởng có người đuổi bắt, mặt khác không muốn vì mình để liên lụy đến con nên càng chạy nhanh hơn. Người cha chạy vì muốn để lại phía sau sự bình yên cho các con. Người con chạy vì muốn tới kịp phía trước để giữ cha lại, lo cho tuổi già của cha. Hai-người chạy một cách vội vã, gấp gáp và họ đã gặp nhau trong tình thương yêu giành cho người mà họ yêu thương nhất.

Khi người cha định tự tử thì đứa con cũng vừa lao tới. Chi tiết này thể hiện kịch tĩnh ở độ căng thẳng nhất. Người con chí chậm một chút thôi là vĩnh viễn mất cha. Người cha chi nhanh thêm chút thôi là không bao giờ còn có cơ hội gặp lại con. Tiếng gọi của đứa con yêu dấu đã kéo người cha khói bàn tay của tử thần. Giây phút cha con gặp nhau thật vô cùng cảm động: "Trần Văn Sửu giật mình, tháo dầu trở vô, rồi dậy mà ngó. Thằng Tí chạy riết lợi nắm tay cha nó, dòm sát vào mặt mà nhìn, rồi ôm cổ cha mà nói: "cha ơi , cha chạy đi đâu vậy ". Lúc ấy, Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tìm cháy thình thịch, nưỏc trong con mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết. Cha con ôm nhau mà khóc một hồi rồi mới buông ra”. Đặt tình cha con vào ranh giới của sự sống và cái chết, sự gặp gỡ và chia li vĩnh viễn, tác giả đã khiến người đọc vô cùng hồi hộp và cũng vô cùng hạnh phúc để rồi từ đó nhận ra tình cha con là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý.

Cuộc trò chuyện cảm động giữa hai cha con một mặt thể hiện tấm lòng thương yêu con của anh Sửu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu cha của thẳng Tí. Người cha vì hạnh phúc cùa con mà nhất quyết hi sinh cuộc sống riêng, muốn vĩnh viễn xạ con. Người con vì thương cha, lo cho tuổi già và sự an nguy của cha mà chạy theo tìm cha bằng được để mời cha trở về. Khi cha nhất định đi, Tí đã quyết theo cha vì "đi theo đặng làm mà nuôi  cha, chìmg nào cha chết rồi con vể". Cuộc đối thoại giằng co đầy mâu  thuẫn và xục động, tô đậm mối quan hệ máu mú ruột rà đáng quý: Cha quên mình chỉ nghĩ đến tương lai hạnh phúc cùa con. Ngược lại. con hoàn toàn chỉ nghĩ đến cuộc sống an vui thanh thản lúc tuổi già cùa cha. Quả thật đây là một bài ca cảm động về tình nghĩa cha con: cha hiền, con hiếu.

Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh đã được viết cách đây bảy thập kỉ. Từ ngữ, câu văn có thể cũ nhưng tình nghĩa cha con mà ông ngợi ca trong những trang viết của mình luôn luôn lấp lánh vẻ đẹp mà con người thời đại nào cũng thấy cần thiết.


Cùng chủ đề:

Phân tích đoạn trích Mải mê chinh chiến và yêu đương (tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu củaTôm Xoyơ)
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm
Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác - Lớp 11
Phân tích đoạn trích tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hổ Biếu Chánh đế thấy được tác giả đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của con người
Phân tích đoạn trích Đám tang lão Goriô của H. Balzac
Phân tích “Tiếng chửi của Chí Phèo”
Phân tích “tinh thần thơ mới” được Hoài Thanh nói đến trong “Một thời đại trong thi ca”
Phân trích vẻ đẹp tình yêu ở đoạn trích: "Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền” (trích hổi II, cảnh 2 vở Rô - Mê - Ô và Giu - Li - Ét) của sếch - Xpia
Qua 2 câu thơ: Muốn mù…bạc tình (Đau mắt) hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương