Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia (chi tiết) — Không quảng cáo

SGK Văn 10 sách cũ chi tiết, Ngữ văn 10, tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 21 SGK Ngữ văn 10


Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia (chi tiết)

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia trang 31 SGK Ngữ văn 10. Câu 4. Lập một sơ đồ về kết cấu của bài văn bia nói trên.

Câu 1

Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hiền tài có vai trò quan trọng đ i v ới đất nước như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Hiền tài là người có đức độ, tài cao.

- Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

- Người hiền tài chính là nguyên khí của đất nước, đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, quyết định đến sự hưng thịnh hay suy vi của quốc gia dân tộc.

- Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài: đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc... chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.

Câu 2

Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương th i và các thế hệ sau?

Lời giải chi tiết:

- Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ trông vào mà phấn đấu, hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua.

- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác: ý xấu được ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác thấy đó làm điều răn, người thiện xem đó mà cố gắng.

- Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiển tài nảy nở, đất nước hưng thịnh dài lâu, rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

Câu 3

Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Theo anh (chị), bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì?

Lời giải chi tiết:

- Thời nào "hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài.

- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.

- Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

- Ngày nay các cấp chính quyền địa phương, nhà nước đều phải có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích phát triển người tài, tránh chảy máu chất xám. Vinh danh các thủ khoa đỗ đầu ở Văn Miếu hàng năm...

Câu 4

Câu 4 (trang 32 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Lập một sơ đồ về kết cấu của bài văn bia nói trên.

Lời giải chi tiết:

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến "làm đến mức cao nhất": nêu lên giá trị của hiền tài với đất nước.

- Phần 2: Phần còn lại: nêu lên ý nghĩa của việc khắc bia, khắc tên người hiền tài.

ND chính

- Khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

- Đây cũng chính là bài học quý giá cho thế hệ mai sau.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (Chi tiết)
Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây chi tiết
Soạn bài Chí khí anh hùng (chi tiết)
Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự (Chi tiết)
Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (chi tiết)
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia (chi tiết)
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia (chi tiết)
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Chi tiết)
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) (Chi tiết)
Soạn bài Hồi trống cổ thành (chi tiết)
Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (chi tiết)