Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?
Nội dung chính
Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc |
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?
Phương pháp giải:
Em đã trải qua nhiều mùa xuân, nêu cảm nhận của em về cảnh vật, thiên nhiên, tình cảm gia đình, bạn bè khi xuân về
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Mùa xuân đối với em là một mùa đặc biệt và đây cũng là mùa đẹp nhất trong năm. Khi xuân về, cây cối đua nhau khoe sắc, đơm chồi nảy lộc, vẽ nên những bức tranh thiên nhiên rực rỡ, hiền hòa. Xuân về cũng là lúc Tết Nguyên đán sắp đến, người người lại trở về đoàn tụ với gia đình thân yêu. Chính vì vậy mùa xuân trong cảm nhận của em không chỉ là vẻ đẹp mà còn là mùa của đoàn viên
- Mùa xuân trong cảm nhận của em đáng nhớ:
+ Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết.
+ Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nữa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu.
+ Mùa xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào
+ Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về quê đón Tết…
Mùa xuân trong em là mùa của những lễ hội, mùa của rất nhiều các loài hoa nở, đặc biệt mùa xuân có Tết,..
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân
Phương pháp giải:
Em nhớ lại những bài thơ viết về mùa xuân mà mình đã học hoặc đã đọc sau đó trình bày trước lớp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Thơ xuân:
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi.
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên, nhí nhảnh cười.
(Nguyễn Bính)
- Cảnh ngày xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Nguyễn Du)
- Mùa xuân chín:
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
(Hàn Mặc Tử)
Đọc Hồn Xuân , Huy Cận:
Ai biết em tôi ở chốn nào? Má tròn đương nụ, trán vừa cao. Tiếng mùa về gọi lòng em dậy, Lơ đãng lòng tôi chẳng kịp rào.
Ai biết người yêu nhỏ của tôi, Người yêu nho nhỏ trốn đâu rồi? Bảo giùm với nhé, em tôi đó, Tròn trĩnh Ngực trắng giòn như một trái rừng, Mắt thì bằng rượu, tóc bằng hương. Miệng cười bừng nở hàm răng lựu, Sáng cả trời xanh mấy dặm đường.
Anh khắp rừng cao xuống lũng sâu, Tìm em, đi hái lộc xuân đầu. Trồng đâu chân đẹp tròn như cột? Em đẹp son ngời như cổ lâu.
Nghe nhịp đời lên, em bỏ anh, Đua theo xuân nở rộn trăm cành. Ý mùa cũng rộn trong thân mới, Tóc rủ bờ tơ sợi liễu mành.
Khách qua đường ơi! Em tôi đây, Chân em: cỏ mượt, mắt: hồ đầy. Lòng em hóa cảnh chờ anh gặp, Man mác hồn xuân ngọn gió hây.
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh)
Đọc văn bản 1
Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Hình dung những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ đầu, tưởng tượng và liệt kê những màu sắc, âm thanh được nhắc tới
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:
+ Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”.
+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa, trong veo của giọt sương.
⇒ Màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này
- Màu sắc: “xanh”, “tím biếc”
- Âm thanh: hót “vang trời”, giọt long lanh “rơi”
Đọc văn bản 2
Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Vẻ đẹp mùa xuân qua hình ảnh “lộc”.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ hai, lí giải cách hiểu của từ “lộc”
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Hình ảnh “lộc” đã làm cho bức tranh mùa xuân trong bài thêm trọn vẹn:
+ Lộc của “người ra đồng” : nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.
+ Lộc của “người cầm súng” : liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận, trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.
⇒ Con người chính là nhân tố quyết định tạo ra, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước. Hình ảnh “lộc” xuân tràn theo người ra đồng là ý thơ đẹp với cuộc sống lao động và chiến đấu. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước.
- Từ “lộc” có vai trò làm tăng thêm sức gợi cảm cho ý thơ
- “Lộc” là lá biếc chồi non của cỏ cây. “Lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc.
+ Người cầm súng giắt lộc để nguy trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước.
→ Như vậy, hình ảnh lộc non là biểu tượng cho sức sống mới vươn lên. Lộc mà người chiến sĩ mang đến cho chúng ta là xương máu mà các anh đổ xuống, là công sức bảo vệ mùa xuân thanh bình của dân tộc, gieo niềm hạnh phúc đến mọi nhà.
Đọc văn bản 3
Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ tư, nêu ý nghĩa của những hình ảnh trên
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.
- Con chim, nhành hoa, mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những vẻ đẹp tinh túy của cuộc đời.
- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng
- Hình ảnh “con chim”: Âm thanh tiếng chim chiền chiện ngân vang ngân cao, ngân xa giúp cho không khí trở nên vui tươi rộn ràng
- Hình ảnh “cành hoa”: Bông hoa tím biếc thủy chung
- Hình ảnh “mùa xuân”: Mùa xuân ấm áp, tràn đầy sức sống
- Hình ảnh “nốt trầm nho nhỏ”: Nốt trầm nhỏ bé, khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến cho đời
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ đầu, chú ý những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong bài
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh...
- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về một mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ, hài hòa bởi thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống
- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua hình ảnh:
+ “dòng sông xanh” dài, rộng
+ “bông hoa” với màu tím biếc
+ “chim chiền chiện” với tiếng hót, rộn rã vui tươi
→ Không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này
- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về mùa xuân: Em thấy mùa xuân đẹp và tràn đầy sức sống.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: Ơ i, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các dòng thơ, chú ý cảm xúc của tác giả thể hiện qua các từ ngữ được thể hiện trong khổ thơ trên
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Trong hai dòng thơ đầu, hình ảnh “con chim chiền chiện” vụt thoáng qua không gian nhưng lại đọng lại trong tiếng gọi thiết tha của nhà thơ: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời. Vừa là tiếng gọi vừa là câu hỏi nhưng cũng là lời khẳng định bộc lộ niềm tin hân hoa của nhà thơ. Hình ảnh con chim chiền chiện với tiếng hót vang ngân trên bầu trời, trong không gian của mùa xuân cũng là nhịp cảm xúc dâng trào vừa trong trẻo vừa thiết tha, sôi nổi trong tâm hồn nhà thơ.
- Trong hai dòng thơ sau, tiếng chim như đọng lại trong không gian thành những giọt thanh âm “long lanh” tỏa sáng, rực rỡ như giọt sương, giọt mưa xuân đã thu vào trong đó ánh sáng trong ngần và nhà thơ trân trọng đón nhận từng giọt âm thanh của tiếng chim – ánh sáng của bầu trời mùa xuân
- Cảm xúc của nhà thơ qua những dòng thơ: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lan rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng :
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
→ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 92 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ thứ hai, liệt kê hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng để trả lời câu hỏi này
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì người cầm súng đại diện cho bộ phận những người chiến sĩ bảo vệ đất nước, còn " người ra đồng" là đại diện cho những người đang miệt mài lao động nơi hậu phương để đất nước được đẹp giàu. Đây là những khía cạnh quan trọng, giúp cho đất nước đi lên, giúp nhân dân yên bình và ấm no và cũng là những nhiệm vụ cốt yếu của cả dân tộc. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước, chính vì vậy mà hai hình ảnh này được nhắc tới song hành cùng nhau
- Hình ảnh người cầm súng và người ra đồng gợi cho em nghĩ đến chú bộ đội và người nông dân.
- Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa xuân của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là "người cầm súng" và "người ra đồng":
+ "Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.
+ Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.
+ Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ.
Hình ảnh người cầm súng người ra đồng gọi cho em nhớ đến những chú bộ đội và những người nông dân.
Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồngvì người cầm súng đại diện cho bộ phận những người bảo vệ đất nước, còn người ra đồng là đại diện cho những người đang miệt mài lao động để đất nước được đẹp giàu. Đây là những khía cạnh quan trọng, giúp cho đất nước đi lên, giúp nhân dân yên bình và ấm no và cũng là những nhiệm vụ cốt yếu của cả dân tộc. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước, chính vì vậy mà hai hình ảnh này được nhắc tới song hành cùng nhau.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 92 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản , chú ý những từ ngữ cuối mỗi dòng thơ và cách ngắt nhịp từng dòng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Cách gieo vần của khổ thơ: gieo vần liền (lao – sao).
- Cách ngắt nhịp: 2/3, 3/2
Đất nước/ bốn ngàn năm
Cứ đi lên/phía trước
- Đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ là:
+ Cách gieo vần: ngàn-gian-nan
+ Cấu trúc song hành "đất nước chan ngàn năm", "đất nước như vì sao"
+ Cách ngắt nhịp: câu 1 nhịp 2/3; câu 2 nhịp 2/2; câu 3 nhịp 2/3; câu 4 nhịp 2/3
- Nhận xét:
+ Cách gieo vần, ngắt nhịp hợp lí.
+ Từ đó, đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Cụm từ "cứ đi lên phía trước" như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước.
- Cách gieo vần của khổ thơ: gieo vần liền (lao – sao).
- Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 3 nhịp 3/2, câu 4 nhịp ¼.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 92 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ, chú ý ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh ẩn dụ trên
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Đây là những hình ảnh nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, của cuộc sống, chúng mang lại niềm vui, niềm yêu sống cho tác giả
- Tác giả khát khao cống hiến trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: muốn cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé – của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, cho mùa xuân của dân tộc. Liên hệ với hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ – một tháng trước khi nhà thơ qua đời – ta sẽ càng cảm nhận được một cách sâu sắc, thấm thía cái ước nguyện mãnh liệt, cháy bỏng ấy
- Khao khát cống hiến của tác giả: mong ước được hóa thân vào những hình ảnh nhỏ bé, muốn được dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đời một cách khiêm nhường, tự nguyện
- Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời muốn được dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đời một cách khiêm nhường, tự nguyện.
- Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.
- Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” nhằm thể hiện ước muốn được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
- Tác giả khát khao cống hiến trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: khi ông đang nằm trên giường bệnh, chống chọi với những ngày cuối đời, ông không sợ cái chết, không nghĩ đến bản thân mà lại nghĩ đến việc được cống hiến cho đất nước. Điều này thể hiện phẩm chất cao đẹp của nhà thơ và lối sống ý nghĩa cho cuộc đời
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 92 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta”. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai khổ thơ chứa các đại từ này, chú ý biểu tượng của từng khổ thơ
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tôi : biểu hiện một cái “tôi” cụ thể, rất riêng của nhà thơ; ta : thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, của số đông. Việc chuyển đổi này biểu hiện sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung. Cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó hóa thân thành cái “ta”. Cái “tôi” đã hòa vào cái “ta” chung. Trong cái “ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng
- Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.
+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung đông trước cái đẹp của đất trời.
+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người
→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.
- Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.
+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung động trước cái đẹp của đất trời.
+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lý tưởng khác
→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.
Sau khi đọc 7
Câu 7 (trang 92 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề, chú ý phân tích cách phối hợp các từ
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn.
- Nhan đề gợi cho em cảm xúc về sự cống hiến của mỗi người đối với đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước
- Thanh Hải viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khi năm trên giường bệnh, 2 tháng trước khi ông qua đời. Bài thơ là tiếng lòng thiết tha, gắn kết của nhà thơ trước cuộc đời đang tràn đầy sức sống. Được sáng tạo trong một hoàn cảnh đặc biệt, bởi thế, nhan đề bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc.
- Sự sáng tạo đặc sắc nhất của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ là hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”. Từ láy “nho nhỏ” vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân lớn của cuộc đời vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh đáng yêu của nó. Hình ảnh ấy cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến…. Tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân nghĩa là ông muốn sống đẹp, có ích, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình và mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình, dù nhỏ bé.
→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ Như vậy, nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện khát vọng dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của cuộc đời mình cho mùa xuân chung, cuộc đời chung của dân tộc, của đất nước.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Phương pháp giải:
- Em đọc kĩ bài thơ và chọn một đoạn mà mình ấn tượng nhất để viết đoạn văn.
- Đoạn văn đáp ứng hình thức ngắn gọn, lùi vào đầu đoạn, viết đủ số câu đề bài yêu cầu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cống hiến và lẽ sống đẹp cho cuộc đời, nổi bật với khổ thơ:
" Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc "
Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" cùng với sự "lặng lẽ" khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng trong suốt cả cuộc đời. Mùa xuân - tuổi trẻ của Thanh Hải chỉ là một phần nhỏ trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Ông biết điều ấy, và ông cũng tự nhận cống hiến của mình như một nốt trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Điệp từ "Dù là" cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mang tính đối lập "hai mươi", "tóc bạc" làm cho hai câu thơ vang lên như một lời thề của con người cao cả ấy. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi tác giả đang phải chống chọi với căn bệnh xơ gan hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khao khát rất đỗi nhân văn của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Khổ thơ đã khiến ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn tấm lòng của Thanh Hải, người con của xứ Huế mộng mơ.
Thanh Hải đã để lại cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc tình yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước tha thiết, đặc biệt qua khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Một màu xanh tươi sáng trải rộng mênh mông làm nền và tôn thêm vẻ đẹp nổi bật của “bông hoa tím biếc”. Một màu “tím biếc” lung linh giữa “dòng sông xanh” lại càng thơ mộng. Từ “mọc đặt ở đầu câu thơ khiến ta phải chú ý. “Mọc” là vươn lên, trỗi dậy từ lòng đất. Đặt từ “mọc” ngay từ đầu câu thơ, bài thơ đã gây cho người đọc về sức sống mãnh liệt, bất ngờ đến ngạc nhiên của thiên nhiên, tạo vật. Bức tranh mùa xuân không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Đó là âm thanh tiếng chim chiền chiện hót ngân vang, thánh thót càng làm cho buổi sớm xuân có không khí náo nức lạ thường. Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu cuộc sống trào dâng chan chứa, tràn đầy. Tiếng thơ là tiếng lòng tác giả thốt lên từ trái tim rung động dào dạt:
“Ơi, con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời!”
Tiếng chim trong vắt làm xao động một không gian yên tĩnh. Tiếng hót vút cao giữa khoảng không bao la khiến lòng người xao xuyến. Nhà thơ đã thốt lên “ơi…chi mà” thật tha thiết ,nhỏ nhẹ. Âm thanh đã ngân vào lòng tác giả những cung bậc diệu kì…
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Nhịp điệu thơ cất lên một cách nhỏ nhỏ, khiêm tốn nhưng thật thiết tha, cảm động, sâu lắng. “ta làm” là điệp ngữ vang lên ở đầu các câu thơ như một khẳng định những ước nguyện chính đáng, cao đẹp thể hiện tâm hồn khát khao được làm việc, cống hiến nhiều nhất cuộc đời.
Hình ảnh đối ứng lặp lại ở đầu bài thơ “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là thể hiện mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời. là con chim hãy mang lại những âm thanh vang vọng, những tiếng hót say mê lòng người là nốt nhạc, nốt trầm trong bản nhạc nhưng không thể thiếu giàn hợp xướng, trong bản hòa ca tất cả mọi người.