Soạn bài Nói với con SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 7, ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành


Soạn bài Nói với con SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Nội dung chính

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Câu 1

Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung toàn bài thơ để nhận biết được tình cảm mà người cha biểu đạt cũng như ẩn ý sâu xa mà ông muốn gửi gắm.

Lời giải chi tiết:

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời. Người cha đã chỉ bảo con những điều hay lẽ phải để con có thể vững bước trên chặng đường đời. Đó không chỉ là lời chỉ bảo với người con thân thương mà qua đó người cha cũng muốn biểu đạt ngụ ý của bản thân mình tới tất cả người đọc rộng rãi - những người có thể đồng cảm sâu sắc với chủ thể trữ tình về những vấn đề được nói tới.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng: những người dân tộc thiểu số, những người sống trong hoàn cảnh khó khăn.

Thơ là tiếng nói bộc lộ tình cảm, đồng thời là một hình thức giao tiếp nghệ thuật. Nói với con, đương nhiên chủ thể của lời nói là “cha”, và đối tượng tâm tình trước hết là “con”. Nhưng là một tác phẩm nghệ thuật, bài thơ còn là lời trò chuyện với người đọc rộng rãi – những người có thể đồng cảm sâu sắc với chủ thể trữ tỉnh về những vấn đề được nói tới.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 2

Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung toàn bài thơ để hiểu được những điều người cha muốn nói với con

Lời giải chi tiết:

Qua lời căn dặn, tâm tình, cha muốn con khắc ghi:

- Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình mình

- Luôn yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở

- Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng mình” (những con người quê hương)

- Sống có cốt cách để xứng đáng là người con của quê hương

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về ý chí, nghị lực sống.

Qua lời căn dặn, tâm tình, cha muốn con khắc ghi:

- Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình mình.

- Luôn yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở.

- Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng minh” (những con người của quê hương).

- Sống có cốt cách để xứng đáng là người con của quê hương.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 3

Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, sứ xở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung của toàn bài để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui, hạnh phúc ( Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười ). Trên từng bước trưởng thành của con, đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ ( Lên đường/ Không bao nhỏ bé được/ Nghe con ).

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con ( Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát/ Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng; Còn quê hương thì làm phong tục ). Đặc biệt, nói đến quê hương là nói đến những con người xứng đáng là mẫu hình về mọi mặt cho con noi theo để trưởng thành.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Người cha đã nhìn nhận về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở:

+ Mối quan hệ giữa "con" với gia đình: gắn bó, ngập tràn tình yêu thương, sự vui vẻ.

+ Mối quan hệ giữa "con" với quê hương, xứ sở: quê hương, xứ sở cho những vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người, của ý chí, khát vọng sống.

- Những mối quan hệ ấy giúp người con có được thái độ sống đúng đắn: tích cực, biết vượt lên những khó khăn, biết tự hào về quê hương. Điều đó chính là ý nghĩa đối với sự trưởng thành của "con".

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui, hạnh phúc (Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười). Trên từng bước trưởng thành của con, đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ (Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con).

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con (Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát; Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng: Còn quê hương thì làm phong tục). Đặc biệt, nói đến quê hương là nói đến những con người xứng đáng là mẫu hình về mọi mặt cho con noi theo để trưởng thành.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 4

Câu 4 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung của toàn bài để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện:

+ Người đồng mình tài hoa, lãng mạn và có đời sống tâm hồn phong phú:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát".

+ Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước, có ý chí, nghị lực sống mãnh liệt:

"Người đồng mình thương lắm con ơi!

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn".

+ Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”.

+ Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc; chân chất, giản dị như có cốt cách cao quý:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

- Người cha muốn con phải thấu hiểu, yêu thương và tự hào về “người đồng mình”, sống có cốt cách cao đẹp, xứng đáng là người con của quê hương, xứ sở.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của "người đồng mình" được thể hiện qua các câu thơ:

+ "Người đồng mình yêu lắm con ơi"

+ "Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn/ ... Nghe con."

Những vẻ đẹp ấy cho thấy ý chí, nghị lực sống của "người đồng mình", bao gồm cả người cha trong tác phẩm: biết thích nghi với hoàn cảnh, tìm cách khắc phục khó khăn, tự hào về quê hương, con người xứ sở.

Qua những lời tâm tình với con, người cha (chủ thể trữ tình) muốn con thấu hiểu những vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình”. Vẻ đẹp đó thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Những con người đáng yêu vì nét tài hoa, lãng mạn và đời sống tâm hồn phong phú (Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát).

- Những con người có ý chí, nghị lực sống mãnh liệt (Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn).

- Những con người chân chất, giản dị, nhưng có cốt cách cao quý (Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đầu con).

- Những con người chịu thương chịu khó, sống gắn bó và hết lòng xây đắp quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc; Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương).

→ Trong những chuyến “lên đường” của con, người cha muốn con phải thấu hiểu, yêu thương và tự hào về “người đồng mình”, sống có cốt cách cao đẹp, xứng đáng là người con của quê hương, xứ sở.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 5

Câu 5 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ

Phương pháp giải:

Em đọc bài và nhận xét giọng thơ, hình ảnh thơ,....

Lời giải chi tiết:

- Dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau:

+ Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

+ Người đồng mình yêu lắm con ơi

Người đồng mình thương lắm con ơi

+ Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

+ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

=> Giá trị: tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện

- Cách nói cụ thể, hình tượng:

+ Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

+ Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

+ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

=> Giá trị: thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính trực quan

- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị:

+ Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

+ Người đồng mình thô sơ da thịt

+ Con ơi tuy thô sơ da thịt

=> Giá trị: thể hiện tình cảm chất phác, chân thực

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bài thơ Nói với con có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đó là việc sử dụng thể thơ tự do, câu thơ duỗi dài theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp với cách sử dụng luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ, tâm tình. Ngoài ra, hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung. Cụ thể nội dung của bài thơ là lời nói của một người cha dân tộc với con mình. Nhà thơ đã khéo léo đan cài những từ ngữ địa phương, cho thấy sự am hiểu văn hóa và tạo nên được không khí miền ngược của tác phẩm.

NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ “NÓI VỚI CON”

Yếu tố nghệ thuật

Các dòng thơ thể hiện

Giá trị biểu đạt

Dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau

+ Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

+ Người đồng mình yêu lắm con ơi

Người đồng minh thương lắm con ơi

+ Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chó lớn

+ Sống trên đã không chê đá gập ghềnh

Sống trong thang không chê thung nghèo đói

Tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện.

Cách nói cụ thể, hình tượng

+ Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

+ Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

+ Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương

Thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính trực quan.

Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị

+ Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

+ Người đồng minh thô sơ da thịt

+ Con ơi tuy thô sơ da thịt

Thể hiện tình cảm chất phác, chân thực.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cùng chủ đề:

Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Ngàn sao làm việc SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Nói với con SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Ôn tập kiến thức SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Ôn tập kiến thức SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết