Soạn bài Thu hứng SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 10, ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca


Soạn bài Thu hứng SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết

Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng.

Nội dung chính

Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt, thể hiện nỗi lo của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương l­ưu lạc.

Trước khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 47 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này.

Phương pháp giải:

- Nhớ lại một số bài thơ Đường luật đã học ở Trung học cơ sở.

- Dựa vào kiến thức về những bài thơ đã học để nêu ấn tượng về đặc điểm hình thức và nội dung của những bài thơ đó.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ấn tượng về đặc điểm hình thức và nội dung của những bài thơ Đường luật đã học:

- Về đặc điểm hình thức: những bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thể thất ngôn bát cú Đường luật (đề - thực – luận – kết). Hai thể thơ đều có quy luật vô cùng nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.

- Về nội dung: Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.

Xem thêm
Cách 2

Về hình thức, thể thơ Đường luật thường có kết cấu vô cùng chặt chẽ: về số câu trong một bài, số chữ trong một dòng, về cách gieo vần, niêm và đối giữa các vế câu với nhau. Người sáng tác luôn phải tuân theo những quy luật nhất định khi viết thơ Đường luật.

Về nội dung, thơ Đường luật thường đề cập đến những đề tài như tình yêu nước, vẻ đẹp thiên nhiên, tình cảm con người,....

Xem thêm
Cách 2

Trước khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 47 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể, hãy chia sẻ trái nghiệm ấy của bạn.

Phương pháp giải:

Nhớ lại và chia sẻ trải nghiệm khi xa nhà của bạn (nếu có).

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tôi đã từng xa nhà trong khoảng thời gian tham gia chuyến tình nguyện vào mùa hè năm ngoái. Chuyến đi đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm cũng như cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Trong thời gian 1 tháng đó, tôi đã cảm thấy khá nhớ gia đình, vì vậy tôi đã thường xuyên gọi điện về nhà hỏi thăm người thân. Điều đó đã giúp tôi phần nào cảm thấy đỡ nhớ gia đình hơn. Sau chuyến đi xa ấy, tôi thêm yêu quý và trân trọng những phút giây được ở bên cạnh những người thân của mình.

Xem thêm
Cách 2

Tôi đã từng xa nhà trong một khoảng thời gian tham gia khoá học hè quân đội dành cho lứa tuổi học sinh. Đó là một chuyến đi rất bổ ích, khiến tôi trưởng thành lên rất nhiều. Tôi đã xa nhà trong khoảng một tuần, ngày đầu tiên tôi cảm thấy rất háo hức với khoá học hè. Tuy nhiên đến những ngày tiếp theo, tôi bắt đầu thấy nhớ nhà, nhớ gia đình. Sau khoá học, tôi cảm thấy yêu và trân trọng gia đình mình nhiều hơn.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 48 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).

Phương pháp giải:

- Đọc bản dịch thơ 1 trang 48.

- Chú ý các câu thơ miêu tả khung cảnh mùa thu qua màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ:

- Qua màu sắc: màu trắng của sương trời, xanh thẳm của lòng sông, màu bạc của mây. Những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo

- Qua không khí: Không khí u ám, heo hút, u buồn, ảm đạm và thê lương. Không khí núi non rộng lớn, lòng sông sâu thăm thẳm, mây mù tận núi xa

- Qua trạng thái vận động của sự vật: Sự vật được vận động theo trạng thái mạnh mẽ, như nén không gian lại, khiến trời đất đảo lộn

→ Mùa thu buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn, trầm uất.

Xem thêm
Cách 2

Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).

- Màu sắc: màu đỏ úa của rừng phong, trắng của sương

- Không khí: tiêu điều, hiu hắt, âm u

- Trạng thái vận động: sóng tung vọt trùm bầu trời, gió mây sà xuống mặt đất

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 48 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ nguyên tác và bản dịch thơ 1.

- Chú ý cặp câu thơ 3-4 và 5-6 và chỉ ra phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Phép đối trong cặp câu thơ 3-4: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:

- Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất.

- Chiều sâu: sâu thẳm.

- Chiều xa: cửa ải.

→ Không gian hoành tráng, mĩ lệ.

- Cặp câu thơ 5 – 6: Đối tùng cúc >< Cô chu; lưỡng khai >< nhất hệ ; tha nhật lệ >< cố viên tâm. Đối khóm cúc và con thuyền; “hai lần” với “lẻ loi”; “rơi nước mắt” và “nhớ về vườn cũ”

→ Đối cân chỉnh thể hiện tâm trạng của nhà thơ.

Xem thêm
Cách 2

Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6

Câu thơ

Phiên âm

Dịch nghĩa

3 - 4

Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm

Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u

5 - 6

Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ

Tha nhật lệ >< cố viên tâm

(B T T >< T B B)

Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động)

Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng)

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 48 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bản dịch thơ 2.

- Chú ý vào hình ảnh dao thước và chày đập vải ở 2 câu thơ cuối để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Âm thanh tiếng chày đập vải, tiếng dao thước để may áo rét gửi kẻ tha hương làm chạnh lòng tác giả (cũng là một kẻ tha hương, lưu lạc, nghèo khổ), khơi lên nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của ông. Âm thanh ấy gợi không khí đau thương, nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí sinh hoạt hằng ngày của người dân, báo hiệu một mùa đông lạnh lẽo sắp đến. Mọi người đều đang vội vàng, gấp gáp may áo chuẩn bị chống rét, âm thanh diễn tả sự thổn thức, mong chờ được trở về quê của tác giả.

Âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới, vẽ lên cuộc sống sinh hoạt vui tươi và nhộn nhịp, vang động, lại càng xoáy sâu vào lòng người nỗi nhớ quê nhà tê tái, khuôn nguôi, nhớ đến cuộc sống bình yên nơi quê nhà càng mong nhớ quê da diết hơn. Trời tối rồi, nhà thơ không nhìn thấy gì nữa mà chỉ nghe tiếng chày đập vải và chạnh lòng nhớ những người lính nơi quan ải.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 49 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng

- Từ những kiến thức đã học về đặc điểm thơ Đường luật để mô tả đặc điểm bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.

- Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.

- Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

Ví dụ: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

T             B                  T

Xem thêm
Cách 2

- Bố cục:

+ Đề (câu 1,2): Cảnh thu trên cao

+ Thực (câu 3,4): Cảnh thu dưới thấp

+ Luận (câu 5,6): Nỗi nhớ quê hương da diết

+ Kết 9 câu 7,8): Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân

- Cách gieo vần:

+Bài thơ chỉ gieo một vần (là vần bằng) ở các câu 1-2-4-6-8. Cuối các câu 1-2-4-6-8 bài Thu hứng lần lượt là các vần bằng: lâm-sâm-âm-tâm-châm

- Luật bằng-trắc

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

Hàn y xứ xứ thôi đao xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

T   T   B      B   B   T      B

B   B   B      T   T   B   B

B   B  B      T   B   B   T

T   T   B   B   T   T   B

B   T   T   B   B   T   B

B   B   T   T   T   B   B

B   B   T   T   B   B   T

T   T   B   B   T   T   B

- Về đối: đối thanh, đối ý ở câu thực và câu luận

Câu thơ

Phiên âm

Dịch nghĩa

3 - 4

Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm

Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u

5 - 6

Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ

Tha nhật lệ >< cố viên tâm

(B T T >< T B B)

Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động)

Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng)

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 49 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

- Dựa vào phần dịch nghĩa để chỉ ra những chỗ chưa sát nghĩa của nguyên văn với hai bản dịch thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

+ So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu, từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.

- Câu 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu lòa” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

- Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.

- Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

- Câu 6: bản dịch bổ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

+ So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá, đã tàn phá dữ dội rừng phong và rừng cây phong là đối tượng chịu tác động.

- Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

Xem thêm
Cách 2

- Bản dịch của Nguyễn Công Trứ

+ Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương”- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.

+ Câu 3: Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống

+ Câu 5, khi dịch “Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ”, tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại

+ Câu 6: “con thuyền buộc chặt mối tình nhà”, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm.

- Bản dịch của Khương Hữu Dụng

+Câu 2: “Vu sơn, Vu giáp khí thu dày”, tác giả dịch chưa sát với “khí tiêu sâm” – khí thu hiu hắt, gợi ra một không gian ảm đạm, trầm buồn

+ Câu 4: “Đầu ải mây sà mặt đất bay”, tác giả dịch chưa làm nổi bật được cái âm u nơi mặt đất

+ Câu 6: “Lòng quê buộc một chiếc thuyền đây”, tác giả dịch mất chữ “cố”, không nổi bật được nỗi nhớ quê xưa

+ Câu 8: “Bạch Đế thành hôm rộn tiếng chày”, tác giả dịch mất khoảng thời gian buổi chiều, gợi khoảnh khắc lao động lúc ngày tàn.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 49 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

- Chú ý bốn câu thơ đầu để chỉ ra những hình ảnh và từ ngữ dùng để gợi không khí cảnh thu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

+ Những hình ảnh và từ ngữ được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu:

- “Rừng phong lác đác, hạt móc sa”: gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.

- “Vu sơn, Vu giáp”: hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt xuống lòng sông.

- “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.

- Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời - mây sa sầm xuống mặt đất: chuyển động từ trên cao xuống thấp.

→ Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.

+ Khung cảnh mùa thu này gợi ấn tượng về một mùa thu xơ xác, thiên nhiên dữ dội, hoang dã cùng với tâm trạng buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, âm u.

Xem thêm
Cách 2

- Không khí cảnh thu trong 4 câu đầu:

+ Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.

+ Phong thụ lâm: hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu

+ “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.

+ “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm

+ Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

- Tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa thu vừa mang vẻ dữ dội, hùng tráng vừa xác xơ, tiêu điều. Từ đây, ta thấy được tâm trạng cô đơn, lo âu, bất an của nhà thơ trước thực tại xã hội còn tối tăm mịt mờ.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 49 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5-6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

- Chú ý hai câu thơ 5-6 và chỉ ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhân vật trữ tình được thể hiện qua:

+ Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:

- Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu.

- Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

- “Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.

+ Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:

- “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại.

- “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

- “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Các từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc của nhân vật trữ tình: “tha nhật lệ”, “cô chu”, “cố viên tâm”

=> Nhân vật trữ tình trong trạng thái lẻ loi, cô độc, nhớ nhung quê nhà da diết.

- Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại "tuôn thêm dòng lệ", gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương mà lòng u sầu, nghẹn ngào. Chữ " lệ" trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa, tuy nhiên có lẽ nên hiểu: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ về quê hương. Những giọt nước mắt cũng cứ thế tuôn rơi không ngăn lại được, hình ảnh hoa cúc nở rồi lại nở vừa gợi sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.

- "Cố chu" con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết. Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc , là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê hương.

- "Cố viên tâm" (lòng nhớ vườn xưa) như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà, như con thuyền trôi về quê hương.

=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ tinh xảo hai câu thơ biểu hiện nỗi nhớ quê một cách sinh động và tha thiết, sâu lắng của nhà thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 49 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

- Chú ý khung cảnh sinh hoạt của con người được miêu tả ở hai câu thơ kết để nêu ý nghĩa của nó trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình: Hai câu thơ cuối với âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải bên sông trong bóng hoàng hôn đã đen đến cho bức tranh sinh hoạt nơi đây một chút niềm vui về sự sống. Nhưng niềm vui ấy không làm cho tâm hồn thi sĩ vui vẻ, mà trái lại, nó lại làm thi sĩ nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

→ Việc mô tả khung cảnh này có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết đã khiến tác giả như nhớ lại cuộc sống lao động đầm ấm, yên vui với những âm thanh giản dị của sự sống. Tuy nhiên, nó lại khiến con người bừng tỉnh trước thực tại và càng gia tăng nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân da diết.

Ở hai câu cuối bỗng đột ngột nổi lên âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông, trong bóng hoàng hôn. Âm thanh duy nhất này đem đến cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng thoáng vui ấy không đủ để xua đi những áng mây buồn đang vây phủ trong tâm hồn thi sĩ.

Khí thu lạnh lẽo như nhắc nhở mọi người rằng mùa đông sắp đến, phải chuẩn bị nhanh nhanh cho việc may áo ấm. Lúc này, Loạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước chưa yên, chồng con của bao người còn trấn giữ nơi ải xa, nỗi lo còn đó. Trời tối rồi (mộ), không nhìn thấy gì nữa, nhà thơ chỉ nghe thấy tiếng chày đập vải và chạnh lòng nghĩ tới những người lính thú nơi quan ải. Âm thanh của mùa thu may áo vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra nỗi buồn nhớ mênh mang... "Ngôn tận nhi ý bất tận" (lời hết mà ý không hết). Đỗ Phủ cảm thấy Không lời lẽ nào có thể nói hết nỗi niềm Thu hứng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 49 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

- Dựa vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Bài thơ được làm vào năm 766, khi ông đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Nhưng, bài thơ không chỉ thể hiện nỗi niềm, thân phận cá nhân của riêng nhà thơ. Bài thơ là tiếng lòng, là lời nói đầy tha thiết về nỗi buồn tủi của những con người xa quê, nhớ quê hương sâu sắc. Đỗ Phủ đã thay biết bao những con người, thốt lên nỗi lòng đau đó.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Thu Hứng được sáng tác khi Đỗ Phủ đang lưu lạc tại Quỳ Châu, sống những tháng ngay khốn khó, bệnh tật. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ là nỗi niềm thân phận của cá nhân nhà thơ mà còn là nỗi lòng của biết bao người dân Trung Hoa thời bấy giờ. Sống trong cảnh loạn lạc, nước mất nhà tan, xã hội chưa ngày nào được yên ổn, người dân luôn phải sống trong nỗi bất an, lo sợ, lẻ loi, trống vắng.

Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Bài thơ được làm vào năm 766, khi ông đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Bài thơ thể hiện được hai yếu tố "cảm xúc" và "mùa thu ", vừa tả cảnh vừa chất chứa tâm trạng. Đó là một chiều thu cụ thể ở vùng đất Quý Châu trong giai đoạn suy vong của triều đình phong kiến đương thời. Chiến tranh xảy ra liên miên đã đầy Đỗ Phủ phiêu bạt về tận góc trời xa thẳm. Ngày đêm, ông chi còn ôm ấp một hi vọng mong manh là được trở về quê cũ. Đây không chỉ là ước mơ của Đỗ Phủ mà còn là ước mơ của bao người dân nghèo khổ lưu vong. Bởi vậy, bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội nhưng vẫn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 49 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn nghĩ gì về ý kiến này?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

- Dựa vào nội dung bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong bài thơ, câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu là không chính xác. Ta có thể thấy, 4 câu thơ đầu tác giả miêu tả khung cảnh mùa thu, nhưng 4 câu sau, lại là những nỗi niềm tâm sự của thi nhân. Đó cũng là tâm sự, ước mơ của bao người nghèo khổ bởi cuộc sống loạn lạc phải rời quê xa xứ.

Xem thêm
Cách 2

Câu thơ nào trong bài cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Đúng vậy! Bởi bài thơ được sáng tác theo luật Đường, ngôn ngữ cô đọng, súc tích, ý tại ngôn ngoại. Một đặc trưng trong bút pháp của thơ Đường đó là tả cảnh ngụ tình. Vì vậy, trong thơ, cảnh và tình luôn hoà quyện vào nhau. Đỗ Phủ tả cảnh mùa thu xơ xác, tiêu điều hay chính lòng nhà thơ đang cảm thấy u uất, bất an, lo sợ. Cái vọt lên của sóng, cái sà xuống của mây phải chăng là tâm trạng muốn vùng thoát khỏi thực tại tù túng, tối tăm, mù mịt. Mỗi lời thơ tả cảnh của Đỗ Phủ đều thật chan chứa cảm xúc.

Xem thêm
Cách 2

Kết nối đọc - viết

Trả lời Câu hỏi Kết nối đọc viết trang 49 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.

Phương pháp giải:

- Đọc lại bài thơ Thu hứng và Chùm thơ hai-cư Nhật Bản.

- Dựa vào những kiến thức đã học về đặc điểm thơ hai-cư và thơ Đường luật để viết đoạn văn về những nét tương đồng giữa hai thể thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thơ hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới và cũng là thể thơ truyền thống có vị trí quan trong trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể thơ ngắn gọn và thường viết về những cảm xúc của con người trước hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư với những dòng thơ ngắn gọn chỉ từ ba đến bảy chữ tả cảnh thiên nhiên trong sáng, nhẹ nhàng và từ cảnh thiên nhiên gợi lên những rung động, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhà thơ Ba-sô, một thi sĩ nổi tiếng của văn học Nhật Bản đã viết ra bài thơ hai-cư miêu tả hình ảnh cành cây khô hay con quạ đen vào mùa thu. Hình ảnh tuy giản dị nhưng lại mang theo mỗi niềm tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đẹp thiên nhiên. Còn thơ Đường luật cũng là thể thơ ngắn gọn với mỗi câu chỉ bảy chữ như bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ tả cảnh mà chan chứa nỗi niềm tâm sự. Từ cảnh thiên nhiên núi non, bầu trời mùa thu cùng với cảnh sinh hoạt làng quê chuẩn bị đón đông đến, người đọc cũng cảm nhận được nỗi niềm tâm sự, nỗi mong nhớ được về thăm quê của tác giả. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau những điểm tương đồng của chúng đều là tả cảnh thiên nhiên để gợi nên nỗi niềm.

Xem thêm
Cách 2

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Tiêu biểu nhất đó là ở sự kiệm lời. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể loại trữ tình, lời ít ý nhiều. Nhà thơ chú ý tạo nên những khoảng trống giữa bề mặt ngôn ngữ và những lớp nghĩa ẩn sâu bên trong. Nhiệm vụ của bạn đọc là kết nối những mảnh ghép ngôn từ, khám phá những tư tưởng triết lý của nhà thơ thông qua những sáng tạo nghệ thuật. Nếu thơ hai-cư thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng mà đậm tính tượng trưng thì thơ Đường luật thường sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng. Cả hai thể loại đều nhằm đến mục đích tả ít, gợi nhiều, tả gián tiếp hơn là trực tiếp, nhờ đó mở ra không gian cho người đọc cảm nhận bài thơ.

Xem thêm
Cách 2

Cùng chủ đề:

Soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Sự sống và cái chết SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thu hứng SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 28 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 58 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 86 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết