Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 22 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau:
a. sinh trong từ sinh thành và sinh trong từ sinh viên
b. bá trong từ bá chủ và bá trong cụm từ nhất hô bá ứng
c. bào trong từ đồng bào và bào trong từ chiến bào
d. bằng trong từ công bằng và bằng trong từ bằng hữu
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về yếu tố Hán Việt để phân biệt
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a.
+ sinh trong từ sinh thành: đẻ ra.
+ sinh trong từ sinh viên: người học.
b.
+ bá trong từ bá chủ: sức mạnh.
+ bá trong cụm từ nhất hô bá ứng : trăm, số nhiều.
c.
+ bào trong từ đồng bào: người.
+ bào trong từ chiến bào: áo.
d.
+ bằng trong từ công bằng: đều, giống nhau.
+ bằng trong từ bằng hữu : bè (bạn bè).
Cách 1
a. sinh trong sinh thành có nghĩa là “đẻ”; sinh trong sinh viên nghĩa là "học trò".
b. bá trong bá chủ nghĩa là “thủ lĩnh liên mình các chư hầu thời phong kiến Trung Quốc cổ đại; làm lớn, xưng hùng"; bá trong cụm từ nhất hô bá ứng nghĩa là "trăm".
c. bào trong đồng bào nghĩa là “thuộc cùng huyết thống"; bào trong chiến bào nghĩa là “áo dài ống tay rộng".
d. bằng trong công bằng nghĩa là “ngang, đều"; bằng trong bằng hữu nghĩa là “bạn".
a |
sinh thành |
Đẻ ra |
sinh viên |
Người học |
|
b |
bá chủ |
Sức mạnh |
nhất hô bá ứng |
Trăm, số nhiều |
|
c |
đồng bào |
Người |
chiến bào |
Áo |
|
d |
công bằng |
Đều, giống nhau |
bằng hữu |
Bè, bạn vè |
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 23 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Tìm một từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố được in đậm trong các câu sau:
a. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng. (Bồ Tùng Linh, Dế chọi )
b. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kì lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi đạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua. (Bồ Tùng Linh, Dế chọi )
c. Song Trương có tính đa nghi , đối với vợ phòng ngừa quá sức. (Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương )
d. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ , thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi! (Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương )
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về yếu tố Hán Việt để tìm ra từ mới có yếu tố đồng âm nhưng khác nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Kinh đô
b. Kì thi
c. Uy nghi
d. Ngộ độc
a. Từ kinh nghiệm có yếu tố kinh (trải qua) đồng âm với kinh (gây kích động mạnh) trong từ kinh ngạc.
b. Từ kì vọng có yếu tố kì (trông mong) đồng âm với kì (lạ, khác với bình thường) trong từ kì lạ.
c. Từ thích nghi có yếu tố nghi (thích hợp) đồng âm với nghi (ngờ) trong từ đa nghi.
d. Từ hội ngộ có yếu tố ngộ (gặp) đồng âm với ngộ (tỉnh, hiểu ra) trong từ tỉnh ngộ.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 23 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một từ tìm được ở bài tập 2.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về yếu tố Hán Việt và sử dụng từ ngữ ở bài tập 2 để đặt 4 câu.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Kinh đô nhà nước Văn Lang được nằm trên một vùng rộng lớn từ ngã Ba Hạc.
- Kì thi tốt nghiệp THPTQG là cột mốc rất quan trọng đối với các bạn học sinh.
- Phong thái của ông ấy thật uy nghi.
- Hôm qua, cô Lan bị ngộ độc phải đi bệnh viện cấp cứu.
a. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp
b. Quốc kì của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng
c. Thầy cúng đang thực hiện nghi lễ cầu khấn
d. Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta không nên ăn đồ không rõ nguồn gốc
a. Trong cuộc sống, qua những lần vấp ngã, mỗi người cần rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
b. Tháng này, kết quả kinh doanh của công ty không được như kì vọng của mọi người.
c. Dần dần, anh ấy đã thích nghi với điều kiện làm việc mới.
d. Hai mươi năm sau khi ra trường, hôm nay bạn bè trong lớp mới có dịp hội ngộ đông đủ thế này.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 23 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Những từ in đậm trong các câu sau có yếu tố Hán Việt bị dùng sai. Hãy tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó để chỉnh sửa.
a. Mỗi tác phẩm văn học là một chính thể , trong đó, các bộ phận có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
b. Trên thế giới có nhiều hình thức tổ chức nhà nước, thể hiện sự đa dạng về chỉnh thể.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về yếu tố Hán Việt, xác định nghĩa để chỉnh sửa.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a.
- Yếu tố sai là chính : Sửa lại là chỉnh thể: một khối thống nhất không thể tách rời.
b.
- Yếu tố sai là chỉnh : Sửa lại là chính thể: dùng để chỉ một chế độ chính trị, cách thức tổ chức nhà nước.
Câu |
Yếu tố sai |
Sửa lại |
a |
chính |
chỉnh thể |
b |
chỉnh |
chính thể |
Chính thể có nghĩa là hình thức tổ chức của một nhà nước. Chỉnh thể có nghĩa là khối thống nhất gồm các bộ phận có quan hệ chặt chẽ không thể tách rời của một đối tượng.
Từ đó có thể thấy câu a dùng từ chỉnh thể, câu b dùng từ chính thể thì mới đúng.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 24 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Nghĩa của từ cải biên khác với nghĩa của từ cải biến như thế nào? Điều gì tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ đó?
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về yếu tố Hán Việt, xác định nghĩa để nhận xét về sự khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nghĩa của hai từ khác nhau:
+ cải biên: sửa đổi hoặc biên soạn lại cho phù hợp với yêu cầu mới.
+ cải biến: thay đổi, biến đổi.
- Điều tạo nên sự khác nhau giữa hai từ là yếu tố “biên” và “biến”.
Cải biên: sửa đổi hoặc biên soạn lại cho phù hợp với yêu cầu mới, thường dùng để nói về việc xử lí tác phẩm nghệ thuật cũ, ví dụ: Những vở chèo này đã được cải biên trên cơ sở tích cũ. Cải biến: làm cho biến đổi thành khác trước một cách rõ rệt; có thể dùng để nói về nhiều loại đối tượng. Ví dụ: Nhờ cải biến công thức, các món ăn này hợp khẩu vị người Việt Nam hơn. Hoặc: Chủ trương cải biến nền nông nghiệp lạc hậu theo hướng hiện đại là rất đúng đắn.
Hai từ trên có yếu tố chung là cải (đổi khác đi). Hai yếu tố riêng: biên (viết, soạn); biến (thay đổi, khác) quyết định sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ cải biên và cải biến.