Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng gì?
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 70 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Theo em, với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng gì?
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về chữ Nôm để đưa ra tư tưởng khát vọng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Vào khoảng thế kỉ X, ông cha ta đã dùng chữ Hán để sáng tác, xây dựng nền văn học viết của dân tộc; sau đó dựa theo kí tự của chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm.
- Sáng tạo chữ Nôm - văn tự dùng để ghi âm tiếng Việt - ông cha ta đã thể hiện tinh thần tự chủ, tự cường và khát vọng xây dựng, phát triển nền văn học, văn hoa của dân tộc.
Thể hiện tư tưởng muốn xây dựng hệ thống chữ viết của Việt Nam, có ngôn ngữ tiếng nói riêng.
Khát vọng muốn xây dựng hệ thống chữ viết của Việt Nam, có ngôn ngữ tiếng nói riêng.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 70 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền văn học dân tộc. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết.
Phương pháp giải:
Từ những hiểu biết cá nhân để kể tên một số tác phẩm mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
- Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du.
- Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
- Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Một số tác phẩm: Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi, Đoạn trường tân thanh, Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Bánh trôi nước...
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 70 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Em đọc Truyện Kiều thông qua văn tự gì? Theo em, hiện nay Truyện Kiều có cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du đã dùng để sáng tác không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều để đưa ra ý kiến
Lời giải chi tiết:
- Văn tự: Chữ quốc ngữ.
- Hiện nay số người đọc được chữ Nôm rất ít nên việc phổ biến bản chữ Nôm cho công chúng là không khả thi nhưng vẫn cần thiết lưu truyền để tôn vinh nền văn hóa dân tộc và lưu giữ trong phạm vi nhất định như giới nghiên cứu, phê bình,…