Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Soạn văn 9 kết nối tri thức, Soạn văn lớp 9 hay nhất Bài 4. Khám phá vẻ đẹp văn chương


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

So sánh hai cách trích dẫn tài liệu trong từng trường hợp dưới đây và cho biết cách nào đúng quy định. Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 100 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Trong hai cách trích dẫn tài liệu sau, cách nào đúng quy định. Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

a. Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.

Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.

(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)

b. Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông." (Nguyễn Bá Học).

(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)

Cách 2: Nhưng có một điều chắc chẵn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ất thứ thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vi lòng người ngại núi e sông.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ các lưu ý cách tham khảo và trích dẫn tài liệu.

Lời giải chi tiết:

a. Cách trích dẫn thứ hai là đúng quy định vì tác giả đã tuân thủ các quy định về cách dẫn trực tiếp: đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép và ghi chú tên tác giả.

b. Cách trích dẫn thứ nhất là đúng quy định vì tác giả đã tuân thủ các quy định về cách dẫn trực tiếp: đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép và ghi chú tên tác giả.

Xem thêm
Cách 2

a. Cách 2 đúng vì nêu rõ được tác giả và xuất xứ của tài liệu.

b. Cách 1 đúng vì nêu rõ được tác giả và xuất xứ của tài liệu.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 101 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?

a. Vũ Nương trở về dương thể, nhưng chỉ hiện rã "ở giữa dòng mà nói vọng vào: - [ ... ] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa". Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: "trong chốc lát, bóng nàng loàng loáng mờ nhạt dần mà biển đi mất".

(Nguyễn Đăng Na. "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người)

b. Sau này, tâm hồn thì sĩ, ngỏi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thể nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc:

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu toá nắng.

(Bên kia sông Đuống)

(Lê Quang Hưng, "Nắng mới" - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng)

c. Từ hơn nửa thế kỉ trước đây, Nguyễn Tuân đã sớm cảm thấy cái sức truyền cảm tuy kín đáo nhưng khó cưỡng lại ấy trong văn chương của Thạch Lam khi viết một câu văn đúng và đẹp lạ lùng: “Đọc "Hai đứa trẻ", thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín." (Nguyễn Tuân, "Thạch Lam", trích lại trong "Thạch Lam, văn và đời").

(Đỗ Kim Hồi, Thạch Lam - Đôi điều cảm nhận)

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về cách trích và tham khảo tài liệu.

Lời giải chi tiết:

a. Dấu hiệu cho thấy tác giả đã tuân thủ quy định khi tham khảo và trích dẫn tài liệu là đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép.

b. Dấu hiệu cho thấy tác giả đã tuân thủ quy định khi trích dẫn tài liệu là ghi rõ nguồn của hai câu thơ: Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu toả nắng (trong bài thơ Bên kia sông Đuống của tác giả Hoàng Cầm).

c. Dấu hiệu cho thấy tác giả đã tuân thủ quy định khi tham khảo và trích dẫn tài liệu là đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép, ghi rõ tên tác giả, tác phẩm trích dẫn trong dấu ngoặc đơn bên cạnh. Từ ba ví dụ trên, có thể rút ra bài học trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu:

- Tuỳ vào mục đích viết và tính chất của VB, người viết có thể trích dẫn theo nhiều cách và nêu nguồn trích dẫn với các mức độ cụ thể khác nhau.

- Nêu rõ tác giả và xuất xứ của nguồn tài liệu.

- Truyền tải trung thực nội dung ý tưởng và thông tin được trích dẫn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

a. Dấu hiệu: Có tác giả và tên tác phẩm chứa câu văn đó.

b. Dấu hiệu: Có tác giả và tên tác phẩm chứa câu văn đó.

c. Phần tham khảo có ghi rõ xuất xứ của tác giả và tài liệu tham khảo.

=> Bài học: Khi phân tích chứng minh vấn đề nghị luận, việc tham khảo các tài liệu là việc cần làm, tuy nhiên chúng ta cần phải trích dẫn rõ tránh trường hợp không trích dẫn biến thành lời của mình.

a. Dấu hiệu: Có tác giả và tên tác phẩm chứa câu văn đó.

b. Dấu hiệu: Có tác giả và tên tác phẩm chứa câu văn đó.

c. Dấu hiệu: Phần tham khảo có ghi rõ xuất xứ của tác giả và tài liệu tham khảo.

=> Bài học: Cần phải trích dẫn rõ tài liệu tham khảo, tránh trường hợp không trích dẫn biến thành lời của mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 101 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Trong tạo lập văn bản, việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức để chỉ ra việc khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác bị coi là đạo văn. Điều này khác với việc trích dẫn theo cách gián tiếp, vì khi trích dẫn gián tiếp, phần dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép nhưng người viết vẫn nêu rõ tên tác giả và xuất xứ của phần trích dẫn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác

Việc trích dẫn theo cách gián tiếp

Khác nhau

dẫn đến tình trạng đạo văn, vi phạm bản quyền.

là dùng lời của mình viết lại nhưng vẫn có đầy đủ thông tin xuất xứ.

- Việc không dẫn nguồn sẽ biến câu văn đó thành câu của mình, dẫn đến tình trạng đạo văn, vi phạm bản quyền.

- Còn việc trích dẫn theo cách gián tiếp là dùng lời của mình viết lại nhưng vẫn có đầy đủ thông tin xuất xứ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cùng chủ đề:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 74 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 93 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 130 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Tiếng Việt SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Tiếng đàn mưa SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Tình sông núi SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức