Soạn bài Tự do ngắn gọn nhất
Soạn bài Tự do Ngữ văn 12 tập 1 trang 170 ngắn gọn nhất, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài.
Câu 1
Câu 1 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Chủ đề của tác phẩm thể hiện ngay trong nhan đề: Tự do . Chủ đề này xuyên suốt bài thơ và xuất hiện liên tục trong cách viết tên tự do lên khắp nơi khắp chốn (11 khổ đầu) và suốt đời gắn bó với tự do (khổ cuối).
- Cách liệt kê các hình ảnh: mỗi khổ thơ đều xuất hiện liên tiếp các hình ảnh thu được bằng thị giác như trang vở, bàn học, cây xanh, đất cát, tuyết, trang sách, tro tàn, gươm đao, mũ áo , sa mạc, rừng hoang, tổ chim, hoa trái, khoanh bánh trắng, trời xanh, vầng trăng, tàu thuyền… , bằng cảm giác về màu sắc ( trời trong xanh, khoanh bánh trắng, rực vàng son ) không theo trật tự hay logic nào
=> Những hình ảnh được liệt kê trong bài thơ là những hình ảnh giản di, gần gũi, chân thực trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh này không làm mất đi sự thiêng liêng của tự do mà ngược lại nó làm cho Tự Do được mở rộng ra nhiều nghĩa: Tự Do hóa thân vào mọi nơi, mọi chỗ và hóa thân vào cuộc sống.
Câu 2
Câu 2 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Kiểu kết cấu “Tôi viết tên em” của mỗi khổ thơ: tạo nhạc điệu cho bài thơ và để tác giả nhấn mạnh tình yêu tự do của mình.
- Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn: tạo nhạc điệu cho bài thơ, nhấn mạnh sự lan tỏa triền miên, không dứt của cảm giác tự do và khát vọng hạnh phúc
- Cách sử dụng đại từ “em”: dùng em để gọi tự do. Nhà thơ sử dụng biện pháp nhân hóa để hữu hình hóa khái niệm trừu tượng này. Qua đó, tác giả cho thấy tình yêu tha thiết, chân thành của mình đối với tự do
Câu 3
Câu 3 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Từ trên:
+ Khi là trạng ngữ chỉ không gian ( sa mạc, rừng hoang, đất, tuyết) , khi thì là những vật cụ thể, hữu hình ( trang vở, bàn học, cây xanh, những trang sách đã đọc, hình ảnh rực vàng son, gươm đao người lính chiến, ... ),
+ Khi thì là những vật trừu tượng, vô hình ( thời thơ ấu âm vang, điều huyền diệu đêm đêm, … ).
- Từ trên chỉ thời gian, khi thì đang ngồi học, khi đang chơi, khi đang đọc sách, khi đang viết, khi còn nhỏ, khi mơ, khi ăn, khi ngắm bầu trời…
=> Từ trên được sử dụng linh hoạt, mềm dẻo giúp bày tỏ tình yêu thiết tha và đáng quý trọng của nhà thơ dành cho tự do.
Câu 4
Câu 4 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- "Tôi" có thể hiểu là tác giả, cũng có thể hiểu là độc giả, những con người yêu tự do khác.
- Từ viết có thể hiểu là ghi/chép hoặc là bất kì hành động nào hướng tới tự do. - Tự do có ý nghĩa rất lớn với con người: tự do là sức mạnh màu nhiệm, tái sinh cuộc đời. Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hi sinh vì tự do.
=> Không thể sống nô lệ, tự do trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lương tâm của thời đại. Vì vậy bài thơ được xem là bài thánh ca của thơ kháng chiến Pháp.
Bố cục
Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (11 khổ thơ đầu): hình thái của tự do
- Phần 2 (còn lại): khát vọng cháy bỏng tự do
ND chính
“Tự do” thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người. |