Soạn bài Văn bản tổng kết - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Văn bản tổng kết. Câu 1: I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết.
Phần I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN TỔNG KẾT
Câu 1 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Ví dụ:
- Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn: văn bản tổng kết hoạt động năm học mới, văn bản tổng kết nhiệm kì hoạt động,...
- Văn bản tổng kết tri thức: tổng kết phần tiếng Việt, tổng kết phần tập làm văn, tổng kết văn học trung đại,...
Phần II
CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT
Câu 1 (trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a.
- Văn bản này thuộc loại văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn.
- Thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
b.
- Mục đích: nhìn nhận, đánh giá lại hoạt động của Đội thanh niên tình nguyện số 2 Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
- Yêu cầu: chính xác, khách quan
- Bố cục: 3 phần
* Phần mở đầu - Phần nội dung - Phần kết thúc:
Câu 2 (trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a.
- Loại văn bản tổng kết tri thức.
- Diễn đạt bằng phong cách ngôn ngữ khoa học.
b.
- Mục đích: Hệ thống hóa kiến thức.
- Nội dung gồm: Tóm tắt những kiến thức, kỹ năng cơ bản.
Câu 3 (trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a.
- Mục đích:
+ Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn nhằm nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc.
+ Văn bản tổng kết tri thức nhằm tổng kết các tri thức hoặc các thành tựu nghiên cứu đã đạt được.
- Yêu cầu: Muốn viết được văn bản tổng kết cần:
+ Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.
+ Lần lượt viết các phần: mở đầu, nội dung báo cáo, kết thúc.
+ Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng.
- Nội dung:
+ Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn thường có các nội dung: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm,…
+ Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được.
b. Tùy theo yêu cầu và nội dung, văn bản tổng kết có thể thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính hoặc phong cách ngôn ngữ khoa học.
Luyện tập
Câu 1 (trang 176 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Văn bản đã đạt được những yêu cầu sau của một văn bản tổng kết:
- Bố cục rõ ràng, rành mạch, đảm bảo các phần tên văn bản, nội dung chính của văn bản, chữ kí của những người chịu trách nhiệm về văn bản.
- Cách diễn đạt ở các đoạn trích nguyên văn của văn bản đảm bảo phong cách ngôn ngữ hành chính.
b. Trong văn bản có một số phần bị lược bớt (được đánh dấu bằng dấu chấm lửng). Trong các phần bị lược đi ấy, tác giả dẫn ra những sự việc mà chi đoàn đã thực hiện được về các công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; việc bồi dưỡng kết nạp đoàn viên hoặc củng cố chất lượng đoàn viên…; những số liệu thực về kết quả hoạt động tình nguyện.
c. Đối chiếu với yêu cầu của một bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung: tiêu ngữ, tên cơ sở đoàn cấp trên; địa điểm, ngày tháng viết Tổng kết.
Câu 2 (trang 176 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Người viết cần hoàn thành một số nội dung sau:
- Tổng số văn bản (số bài) đã học.
- Phân loại theo đặc điểm riêng:
+ Theo thể loại: Có bao nhiêu văn bản là truyện ngắn? Bao nhiêu văn bản là thơ?
+ Theo thời kì lịch sử: bao nhiêu tác phẩm ra đời trong kháng chiến chống Pháp? Chống Mĩ? (Được học và đọc thêm).
(Nếu là Tiếng Việt, Tập làm văn cần phân loại theo nhóm bài).
- Những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của các nhóm tác phẩm.
- Lập bảng thống kê các tác phẩm (bài) đã học (phụ lục).