Thực hành viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch
Gồm: Chuẩn bị, Tìm ý và lập dàn ý, Viết, Kiểm tra, chỉnh sửa
THỰC HÀNH VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM KỊCH
1. Chuẩn bị
- Tìm hiểu đề bài để xác định yêu cầu nghị luận trước khi viết:
+ Xác định kiểu văn bản chính
+ Xác định trọng tâm cần làm rõ
+ Xác định phạm vi dẫn chứng
- Đọc kĩ các yêu cầu, lưu ý khi viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch ở mục 1. Định hướng
- Tìm các tư liệu liên quan đến nội dung và yêu cầu của bài tập
2. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể
- Lập dàn ý bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
+ Mở bài: Nêu vấn đề bằng một trong các cách đã học (phản đề, so sánh, đặt câu hỏi,…)
+ Thân bài: Lần lượt phân tích tác phẩm theo trình tự phù hợp
+ Kết bài: Tổng hợp vấn đề bằng một trong các cách đã học (tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng,…)
3. Viết
- Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý đã làm; trong khi viết cần chú ý một số điểm đã lưu ý trong mục 1. Định hướng
4. Kiểm tra, chỉnh sửa
Nội dung kiểm tra |
Yêu cầu cụ thể |
Bố cục ba phần |
- Mở bài: Đã giới thiệu được vấn đề nghị luận chưa? - Thân bài: Xem xét nội dung và cách triển khai các ý + Có đề cập các nội dung chính để làm rõ vấn đề được nêu ở mở bài không? + Đã phân tích được một số nét đặc sắc về nghệ thuật chưa? + Có chỉ ra được sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của văn bản không? + Phần nhận xét, đánh giá có nêu được ý kiến của người viết không? - Kết bài: Có khái quát và gợi mở được vấn đề không? |
Các lỗi còn mắc |
- Lỗi về ý: thiếu ý, lặp ý, lạc ý,… - Lỗi về trình bày, chính tả, dùng từ và diễn đạt,… |
Đánh giá chung |
- Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào? - Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết? |