Thực hành viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 11 Lý thuyết Bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý V


Thực hành viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

Gồm Chuẩn bị, Tìm ý và lập dàn ý, Viết, Kiểm tra và chỉnh sửa

THỰC HÀNH VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

1. Chuẩn bị

- Tìm hiểu đề bài để biết các thông tin chính trước khi viết (trọng tâm vấn đề, kiểu bài, phạm vi bàn luận,…)

- Tìm các tư liệu liên quan đến đề tài đã xác định (các bài viết, câu chuyện, tranh, ảnh,…)

2. Tìm ý và lập dàn ý

a. Tìm ý

Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi

b. Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu vấn đề bằng một trong các cách: phản đề, so sánh, đặt câu hỏi,…

- Thân bài: Giải quyết vấn đề

+ Giải thích câu cách ngôn bằng cách đặt câu hỏi: Là gì? Tại sao?

+ Phân tích: Thể hiện như thế nào?

+ Chứng minh: Bằng chứng cụ thể là gì?

+ Bình luận: Có giá trị và tác động như thế nào?

- Kết bài: Tổng hợp vấn đề bằng một trong các cách: tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng,…

3. Viết

Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý trên. Trong khi viết, cần chú ý:

- Mở bài: Nêu vấn đề (luận đề)

- Thân bài:

+ Gồm các đoạn văn, nêu các ý lớn (luận điểm) làm sáng tỏ cho luận đề

+ Các luận cứ (a,b,c,…) trong mỗi đoạn làm rõ cho luận điểm

- Kết bài: Tổng hợp các ý đã nêu hoặc mở rộng vấn đề

4. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:

+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài viết

+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa

+ Tự đánh giá kết quả viết

- Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý những điều sau đây:

Phương diện kiểm tra, đánh giá

Câu hỏi kiểm tra

Nội dung

- Mở bài: Có giới thiệu được khái quát nội dung bài viết không? (Ở bài này là bàn về một lối sống tích cực qua một câu cách ngôn)

- Thân bài:

+ Đã nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài chưa (Ở bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận câu cách ngôn)

+ Bài viết đã đủ ý chưa? Các ý có phù hợp với vấn đề nghị luận và luận điểm không?

+ Nội dung cụ thể: Lí lẽ và bằng chứng có sinh động, đặc sắc, giàu sức thuyết phục không?

+ Có phát biểu được những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân sâu sắc không?

- Kết bài: Đã tổng hợp và gợi mở được vấn đề cần bàn luận trong bài chưa? (Ở bài này là ý nghĩa của lối sống tích cực)

Hình thức

- Bài viết có đủ ba phần và nội dung (độ dài) các phần có cân đối không?

- Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận trong khi viết hay chưa?

- Bài viết còn mắc những lỗi nào (dùng từ, đặt câu, chính tả,…)?

Tự đánh giá

- Mức độ đáp ứng yêu cầu mà bài viết  đã đạt được?

- Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?


Cùng chủ đề:

Thực hành nói bài trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
Thực hành tranh biện về một vấn đề trong đời sống
Thực hành viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch
Thực hành viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
Thực hành viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Thực hành viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
Thực hành viết bài thuyết minh tổng hợp
Thực hành viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Thực hành viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
Thực hành viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội
Thực hành viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ