Thực hành viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ
Cần chọn viết về những tác phẩm thơ có cấu tứ độc đáo và có hệ thống hình ảnh phong phú, được xây dựng theo sự chi phối của tứ thơ, ngoài giá trị tạo hình còn gợi mở những tầng nghĩa sâu xa khác
THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ
1. Chuẩn bị viết
- Cần chọn viết về những tác phẩm thơ có cấu tứ độc đáo và có hệ thống hình ảnh phong phú, được xây dựng theo sự chi phối của tứ thơ, ngoài giá trị tạo hình còn gợi mở những tầng nghĩa sâu xa khác
- Có thể viết về những bài thơ đã được tìm hiểu trong chính bài học hoặc thuộc danh mục gợi ý tham khảo của thầy, cô
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
- Có thể tự đặt ra các câu hỏi xếp theo nhóm sau để tìm ý:
+ Yêu cầu chung đối với việc bàn luận về tác phẩm thơ
+ Tìm hiểu, đánh giá cấu tứ của bài thơ
+ Tìm hiểu, phân tích hệ thống hình ảnh trong bài thơ
b. Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu chung về bài thơ và xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết
- Thân bài: Cần triển khai các ý:
+ Cảm giác chung mà cấu tứ cùng những hình ảnh và cách diễn tả khác lạ trong bài thơ đã gợi cho người đọc
+ Sự khác biệt của bài thơ này so với các bài thơ khác trên phương diện xây dựng hệ thống hình ảnh và tạo sự kết nối giữa các bộ phận cấu tạo trong bài thơ (thực hiện những so sánh cần thiết để chỉ ra sự khác biệt)
+ Những khả năng hiểu (cắt nghĩa) khác nhau đối với một số yếu tố, hình ảnh trong bài thơ (cần nêu cụ thể)
+ Điều được làm sáng tỏ qua việc đọc thăm dò và thử nghiệm các cách đọc khác nhau đối với bài thơ
+ Sự gợi mở về cách nhìn mới đối với thế giới và con người được đề xuất từ mạch ngầm văn bản bài thơ
c. Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với việc đem lại cách nhìn, cách đọc mới cho độc giả
3. Viết
- Dựa vào dàn ý đã lập để thực hiện bài viết
- Chú ý nêu những cách nhìn nhận khác nhau (nếu có) về cấu tứ của bài thơ trước khi trình bày riêng
- Khi nêu hàm nghĩa của các hình ảnh, chi tiết trong bài thơ, cần tránh cách diễn đạt mang tính khẳng định một chiều (vì hình ảnh thơ vốn đa nghĩa, có thể gợi những cách cảm nhận, lý giải khác nhau), nên dùng những từ thể hiện thái độ thận trọng khi nhận xét, bày tỏ cảm nhận riêng như phải chăng, có thể hiểu là,…
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
- Đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để thực hiện những sửa chữa, bổ xung cần thiết
- Đặc biệt, cần xem lại những đoạn viết về cấu tứ của bài thơ, đảm bảo đã diễn dạt đúng cách hiểu của mình đối với vấn đề này
- Soát lại các đoạn văn bản được trích dẫn nhằm xác nhận đã ghi đúng theo bản gốc
- Khắc phục các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp (nếu có). Chú ý viết tách khối các câu, khổ, đoạn thơ được trích dẫn để tạo hiệu quả tích cực về mặt thị giác