Thực hành viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
Gồm: Chuẩn bị viết, Tìm ý, lập dàn ý, Viết, Xem lại và chỉnh sửa
THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH (VỀ MỘT ĐỐI TƯỢNG) CÓ LỒNG GHÉP MỘT HAY NHIỀU YẾU TỐ NHƯ MIÊU TẢ, TỰ SỰ, BIỂU CẢM, NGHỊ LUẬN
1. Chuẩn bị viết
- Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc
- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Văn bản này viết ra nhằm mục đích gì?
+ Người đọc văn bản này là ai?
- Thu thập tư liệu
+ Phạm vi lựa chọn của bạn cần giới hạn ở một nội dung
+ Vận dụng các kĩ năng thu thập tư liệu đã được giới thiệu ở các lớp trước để thực hiện thao tác này
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
Quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh, kết hợp thu thập những thông tin trên sách, báo các phương tiện truyền thông
b. Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu quy trình/ đối tượng và lí do cần thuyết minh
Thân bài:
- Tổng quan về quy trình/ đối tượng cần thuyết minh
- Trình bày những đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước/ công đoạn của một quy trình (nguyên liệu, các bước tiến hành, yêu cầu thành phẩm, ý nghĩa,…)
- Miêu tả chi tiết một vài đặc điểm, một vài công đoạn độc đáo, đặc sắc hoặc lồng ghép các nhận xét, đánh giá, bày tỏ cảm xúc
Kết bài: Đánh giá về quy trình/ đối tượng thuyết minh
3. Viết
Tùy vào quy trình/ đối tượng thuyết minh, lựa chọn các bước thuyết minh hợp lí. Chung quy, khi viết bài văn thuyết minh cần phải đáp ứng các yêu cầu:
- Bám sát quy trình/ đối tượng cần thuyết minh
- Làm sáng tỏ các đặc điểm của đối tượng/ quy trình bằng cách giới thiệu, miêu tả, giải thích. Sắp xếp nội dung thuyết minh theo một trình tự hợp lí. Chú ý lựa chọn ngôn ngữ và các phương tiện hỗ trợ trình bày phù hợp với từng nội dung thuyết minh. Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ như: sơ đồ, hình ảnh, mô hình,… để tăng tính trực quan, sinh động, hấp đẫn
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá đảm bảo tính khách quan, xác thực, phù hợp với đối tượng/ quy trình
- Thông tin cần chính xác, phong phú, đa dạng; lồng ghép nghị luận và biểu cảm để bài thuyết minh không bị khô khan
- Lưu ý tránh các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liêu kết câu/ đoạn
4. Xem lại và chỉnh sửa
Đọc lại bài viết của mình và tự đánh giá, chỉnh sửa theo bảng kiểm sau:
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Mở đầu |
Giới thiệu đối tượng/ quy trình thuyết minh |
|
Nội dung chính |
Miêu tả bao quát đối tượng/ quy trình |
|
Trình bày từng phương diện của đối tượng/ quy trình thuyết minh theo một trình tự hợp lí (trước – sau; trên – dưới; trong – ngoài; khái quát – cụ thể;…) |
||
Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc nhất của đối tượng/ quy trình |
||
Làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng/ quy trình |
||
Làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng/ quy trình |
||
Kết thúc |
Đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng/ quy trình thuyết minh |
|
Kĩ năng, trình bày, diễn đạt |
Trình bày các ý mạch lạc, hệ thống |
|
Sử dụng lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để làm tăng hiệu quả thuyết minh |
||
Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ nội dung thuyết minh |
||
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn |