Thực hành viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
Gồm Chuẩn bị viết, Tìm ý, lập dàn ý, Viết và Chỉnh sửa, hoàn thiện
THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Chuẩn bị viết
- Đề tài cho bài thuyết minh rất phong phú song cần ưu tiên những tác phẩm có giá trị
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
Để tìm ý cho bài thuyết minh về một tác phẩm văn học, có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau:
- Vì sao chọn thuyết minh tác phẩm này?
- Tác giả và tác phẩm được thuyết minh có vị trí như thế nào?
- Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào, bằng thể loại gì?
- Nội dung cơ bản và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là gì?
- Tác phẩm đã được đánh giá như thế nào trên các phương diện giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật?
- Tác phẩm có đóng góp gì cho đời sống văn học?
b. Lập dàn ý
Để lập dàn ý, cần sử dụng kết quả của phần Tìm ý và tổ chức, sắp xếp các ý theo trật tự hợp lí. Dàn ý cần triển khai được các nội dung cơ bản của bài viết:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Thân bài:
+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm
+ Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm
- Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới
3. Viết
- Khi viết bài, cần chú ý trọng tâm của bài thuyết minh: cung cấp thông tin hữu ích về tác phẩm
- Nên kết hợp thuyết minh với một số yếu tố khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,…) để tăng sức hấp dẫn cho bài thuyết minh
- Văn phong của bài viết cần ngắn gọn, chính xác, khoa học và phù hợp với đối tượng thuyết minh; không để các yếu tố bổ trợ (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận) làm chệch mục đích chính của bài viết là cung cấp thông tin
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Chú ý các tiêu chí sau:
- Bài viết cung cấp cho người đọc thông tin cơ bản về tác phẩm: tác giả, nội dung chính, giá trị tư tưởng và nghệ thuật,…
- Các nội dung thuyết minh được sắp xếp hợp lí, cân đối, có trọng tâm
- Bài viết có sự lồng ghép phù hợp giữa thuyết minh với một hoặc nhiều yếu tố bổ trợ như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,…