Thực hành viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 11 Lý thuyết Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật


Thực hành viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

Gồm Chuẩn bị viết, Tìm ý, lập dàn ý, Viết, Chỉnh sửa, hoàn thiện

THỰC HÀNH VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

1. Chuẩn bị viết

- Nên chọn viết về một tác phẩm thuộc các loại hình sáng tác khác như: điện ảnh, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh nghệ thuật,…

- Nên chọn viết về tác phẩm mà người viết đã có đủ thông tin (qua tra cứu, tìm hiểu). Đặc biệt, đó là tác phẩm người đọc đã có cuộc tiếp xúc trực tiếp

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Có thể đặt ra các câu hỏi như sau để tìm ý:

- Tác phẩm của ai, tên là gì, được hoàn thành trong bối cảnh và thời điểm nào?

- Tác phẩm đã được giới chuyên môn và công chúng nghệ thuật đánh giá, đón nhận như thế nào?

- Nội dung tác phẩm đề cập vấn đề gì?

- Tác phẩm được sáng tác theo phong cách hoặc trường phái nào, bằng chất liệu gì?

- Có thể nói đến thành công và hạn chế nào của tác phẩm về các mặt nội dung và nghệ thuật thể hiện?

- Tác phẩm ghi được dấu ấn gì trong đời sống văn hóa – tinh thần của cộng đồng?

Lưu ý: Trọng tâm là triển khai phân tích và đánh giá về tác phẩm, tránh biến văn bản nghị luận thành một văn bản thông tin đơn thuần

b. Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu được các thông tin cơ bản về tác phẩm (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, sự đón nhận của công chúng,…)

- Thân bài:

+ Nhìn nhận khái quát về tác phẩm

+ Phân tích từng khía cạnh nổi bật của tác phẩm với lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, đầy đủ

+ Nêu những điều mà người xem, người nghe cần chuẩn bị để có được sự thưởng thức trọn vẹn, nhiều hứng thú đối với tác phẩm

- Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm (thành công chính và những khiếm khuyết theo quan điểm nhìn nhận của người viết)

3. Viết

Dựa vào dàn ý đã lập để viết. Cần triển khai từng luận điểm thành các đoạn văn đảm bảo được yêu cầu về mạch lạc và liên kết. Tùy loại hình nghệ thuật của tác phẩm mà đưa ra các bằng chứng phù hợp để phân tích. Chú ý dùng giọng văn có tính biểu cảm, thể hiện được niềm hứng thú và xúc động của người viết đối với tác phẩm

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Gạch bỏ những từ, những câu trùng lặp, thiếu thông tin hoặc thông tin chung chung

- Kiểm tra sự liền mạch giữa các ý, các đoạn. Bổ sung các phương tiện liên kết hợp lí nếu thấy cần thiết

- Đính chính các thông tin chưa chính xác (nếu có) về tác phẩm sau khi đối chiếu cẩn thận với các nguồn tài liệu đáng tin cậy

- Sửa lại các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (nếu có)


Cùng chủ đề:

Thực hành nói bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm
Thực hành nói bài trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng đạo lí
Thực hành nói bài trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
Thực hành tranh biện về một vấn đề trong đời sống
Thực hành viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch
Thực hành viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
Thực hành viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Thực hành viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
Thực hành viết bài thuyết minh tổng hợp
Thực hành viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Thực hành viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)