Trắc nghiệm Bài 18. Hydrogen halide và hydrohalic acid - Hóa 10 Cánh diều
Đề bài
Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g H 2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
-
A.
40,5 g
-
B.
45,5g
-
C.
55,5g
-
D.
65.5g
Dãy nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?
-
A.
HCl, HBr, HI, HF.
-
B.
HBr, HI, HF, HCl
-
C.
HI, HBr, HCl, HF.
-
D.
HF, HCl, HBr, HI.
Đổ dung dịch AgNO 3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?
-
A.
NaF.
-
B.
NaCl.
-
C.
NaBr.
-
D.
NaI.
Phản ứng của khí \(Cl_2\) với khí \(H_2\) xảy ra ở điều kiện nào sau đây ?
-
A.
Nhiệt độ thấp dưới 0°C.
-
B.
Trong bóng tối, nhiệt độ thường 25°C.
-
C.
Trong bóng tối.
-
D.
Có chiếu sáng.
Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm?
-
A.
\({H_2} + C{l_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2HCl\)
-
B.
\(C{l_2} + {H_2}O\overset {} \leftrightarrows HCl + HClO\)
-
C.
\(C{l_2} + S{O_2} + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}2HCl + {H_2}S{O_4}\)
-
D.
\(NaC{l_{(r)}} + {H_2}S{O_{4(dac)}}\xrightarrow{{{t^o}}}NaHS{O_4} + HCl\)
Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđro clorua ?
-
A.
\(P_2O_5\).
-
B.
NaOH rắn.
-
C.
Axit sunfuric đậm đặc.
-
D.
\(CaCl_2\) khan.
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử ?
-
A.
\(4HCl + MnO_2 → MnCl_2 + Cl_2 + 2H_2O\)
-
B.
\(2HCl + Mg(OH)_2→ MgCl_2 + 2H_2O\)
-
C.
\(2HCl + CuO → CuCl_2 + H_2O\)
-
D.
\(2HCl + Zn → ZnCl_2 + H_2\)
Khí HCl tan nhiều trong nước là do
-
A.
phân tử HCl phân cực mạnh
-
B.
HCl có liên kết hiđro với nước
-
C.
phân tử HCl có liên kết cộng hóa trị kém bền.
-
D.
HCl là chất rắn háo nước.
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hóa?
-
A.
\(4HCl + MnO_2 → MnCl_2 + Cl_2 + 2H_2O\)
-
B.
\(2HCl + Mg(OH)_2→ MgCl_2 + 2H_2O\)
-
C.
\(2HCl + CuO → CuCl_2 + H_2O\)
-
D.
\(2HCl + Zn → ZnCl_2 + H_2\)
Cho 15,8 g KMnO 4 tác dụng hết với dung dịch HCl đậm đặc. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% thì thể tích (đktc) khí Cl 2 thu được là
-
A.
5,6 lít
-
B.
0,56 lít
-
C.
2,8 lít
-
D.
0,28 lít
Một mol chất nào sau đây tác dụng hết với dung dịch HCl đặc cho lượng khí Cl 2 lớn nhất?
-
A.
MnO 2
-
B.
KMnO 4
-
C.
KClO 3
-
D.
CaOCl 2
Lời giải và đáp án
Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g H 2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
-
A.
40,5 g
-
B.
45,5g
-
C.
55,5g
-
D.
65.5g
Đáp án : C
Đổi số mol khí H 2 =? (mol)
Cách 1: Viết PTHH, tính toán theo PTHH
Cách 2: số mol Cl- trong muối = 2n H2
Bảo toàn khối lượng: m muối = m hh + m Cl-
\({n_{{H_2}}} = \dfrac{1}{2} = 0,5\,\,\,(mol)\)
Cách 1:
Gọi số mol của Mg và Fe lần lượt là x và y mol
Mg + 2HCl → MgCl 2 + H 2
x mol x mol x mol
Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2
y mol y mol y mol
\(\left\{\begin{matrix} 24x + 56y = 20\\ x+y=0,5 \end{matrix}\right.\) => x = y = 0,25
\(m_{MgCl_{2}}\) = 0,25 x (24 + 35,5x2) = 23,75g
\(m_{FeCl_{2}}\) = 0,25 x (56 + 35,5x2) = 31,75g
Khối lượng muối clorua = 23,75 + 31,75 = 55,5g
Cách 2:
số mol Cl- trong muối = 2n H2 = 2. 0,5 = 1(mol)
Khối lượng muối clorua: m muối = m hh + m Cl- = 20 + 1.35,5 =55,5 (g)
Dãy nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?
-
A.
HCl, HBr, HI, HF.
-
B.
HBr, HI, HF, HCl
-
C.
HI, HBr, HCl, HF.
-
D.
HF, HCl, HBr, HI.
Đáp án : C
Tính axit: HI > HBr > HCl > HF
Giải thích:
Do bán kính nguyên tử: I > Br > Cl > F
=> Độ dài liên kết: H-I > H-Br > H-Cl > H-F
=> Khả năng cho H + : HI > HBr > HCl > HF
=> Tính axit: HI > HBr > HCl > HF
Đổ dung dịch AgNO 3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?
-
A.
NaF.
-
B.
NaCl.
-
C.
NaBr.
-
D.
NaI.
Đáp án : A
\(NaCl + AgN{O_3} \to AgCl + NaN{{\rm{O}}_3}\)
\(NaB{\rm{r}} + AgN{O_3} \to AgB{\rm{r}} + NaN{{\rm{O}}_3}\)
\(NaI + AgN{O_3} \to AgI + NaN{{\rm{O}}_3}\)
Phản ứng của khí \(Cl_2\) với khí \(H_2\) xảy ra ở điều kiện nào sau đây ?
-
A.
Nhiệt độ thấp dưới 0°C.
-
B.
Trong bóng tối, nhiệt độ thường 25°C.
-
C.
Trong bóng tối.
-
D.
Có chiếu sáng.
Đáp án : D
Khí \(Cl_2\) phản ứng với khí \(H_2\) trong điều kiện chiếu sáng.
Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm?
-
A.
\({H_2} + C{l_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2HCl\)
-
B.
\(C{l_2} + {H_2}O\overset {} \leftrightarrows HCl + HClO\)
-
C.
\(C{l_2} + S{O_2} + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}2HCl + {H_2}S{O_4}\)
-
D.
\(NaC{l_{(r)}} + {H_2}S{O_{4(dac)}}\xrightarrow{{{t^o}}}NaHS{O_4} + HCl\)
Đáp án : D
Phương pháp điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm là:
\(NaC{l_{(r)}} + {H_2}S{O_{4(dac)}}\xrightarrow{{{t^o}}}NaHS{O_4} + HCl\)
Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđro clorua ?
-
A.
\(P_2O_5\).
-
B.
NaOH rắn.
-
C.
Axit sunfuric đậm đặc.
-
D.
\(CaCl_2\) khan.
Đáp án : B
Để làm khô được khí HCl thì chất đó không tác dụng được với HCl.
NaOH rắn không được dùng để làm khô khí HCl vì xảy ra phản ứng:
\(HCl + NaOH\xrightarrow{{}}NaCl + {H_2}O\)
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử ?
-
A.
\(4HCl + MnO_2 → MnCl_2 + Cl_2 + 2H_2O\)
-
B.
\(2HCl + Mg(OH)_2→ MgCl_2 + 2H_2O\)
-
C.
\(2HCl + CuO → CuCl_2 + H_2O\)
-
D.
\(2HCl + Zn → ZnCl_2 + H_2\)
Đáp án : A
Chất có tính khử là chất nhường e (số oxi hóa tăng)
A. \(2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2e\)
B, C. HCl không thay đổi số oxi hóa
D. \(2\mathop H\limits^{ + 1} + 2e \to \mathop {{H_2}}\limits^0 \)
Khí HCl tan nhiều trong nước là do
-
A.
phân tử HCl phân cực mạnh
-
B.
HCl có liên kết hiđro với nước
-
C.
phân tử HCl có liên kết cộng hóa trị kém bền.
-
D.
HCl là chất rắn háo nước.
Đáp án : A
Phân tử khí HCl phân cực mạnh nên tan rất tốt trong nước.
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hóa?
-
A.
\(4HCl + MnO_2 → MnCl_2 + Cl_2 + 2H_2O\)
-
B.
\(2HCl + Mg(OH)_2→ MgCl_2 + 2H_2O\)
-
C.
\(2HCl + CuO → CuCl_2 + H_2O\)
-
D.
\(2HCl + Zn → ZnCl_2 + H_2\)
Đáp án : D
Chất có tính oxi hóa là chất nhận e (số oxi hóa giảm)
A. \(2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2e\)
B, C. HCl không thay đổi số oxi hóa
D. \(2\mathop H\limits^{ + 1} + 2e \to \mathop {{H_2}}\limits^0 \)
Cho 15,8 g KMnO 4 tác dụng hết với dung dịch HCl đậm đặc. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% thì thể tích (đktc) khí Cl 2 thu được là
-
A.
5,6 lít
-
B.
0,56 lít
-
C.
2,8 lít
-
D.
0,28 lít
Đáp án : A
\({n_{KMn{O_4}}} = \dfrac{{15,8}}{{158}} = 0,1\left( {mol} \right)\)
\(2KMn{O_4} + 16HCl\xrightarrow{{}}2MnC{l_2} + 2KCl + 5C{l_2} + 8{H_2}O\)
Theo PTHH: \({n_{C{l_2}}} = \dfrac{5}{2}{n_{KMn{O_4}}} = \dfrac{5}{2}.0,1 = 0,25\left( {mol} \right)\)
\({n_{KMn{O_4}}} = \dfrac{{15,8}}{{158}} = 0,1\left( {mol} \right)\)
\(2KMn{O_4} + 16HCl\xrightarrow{{}}2MnC{l_2} + 2KCl + 5C{l_2} + 8{H_2}O\)
Theo PTHH: \({n_{C{l_2}}} = \dfrac{5}{2}{n_{KMn{O_4}}} = \dfrac{5}{2}.0,1 = 0,25\left( {mol} \right)\)
\( \Rightarrow {V_{C{l_2}}} = 0,25.22,4 = 5,6\left( l \right)\)
Một mol chất nào sau đây tác dụng hết với dung dịch HCl đặc cho lượng khí Cl 2 lớn nhất?
-
A.
MnO 2
-
B.
KMnO 4
-
C.
KClO 3
-
D.
CaOCl 2
Đáp án : C
Áp dụng định luật bảo toàn electron
Ta có: \(2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2e\)
A. \(\mathop {Mn}\limits^{ + 4} + 2e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} \)
\( \Rightarrow {n_{C{l_2}}} = {n_{Mn{O_2}}} = 1mol\)
B. \(\mathop {Mn}\limits^{ + 7} + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} \)
\( \Rightarrow {n_{C{l_2}}} = \dfrac{5}{2}{n_{Mn{O_2}}} = 2,5mol\)
C. \(\mathop {Cl}\limits^{ + 5} + 6e \to \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)
\( \Rightarrow {n_{C{l_2}}} = 3{n_{KCl{O_3}}} = 3mol\)
D. \(2\mathop {Cl}\limits^0 + 2e \to 2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)
\( \Rightarrow {n_{C{l_2}}} = {n_{CaOC{l_2}}} = 1mol\)