Trắc nghiệm Bài 16. Tốc độ phản ứng hóa học - Hóa 10 Cánh diều
Đề bài
Ý nào trong các ý sau đây là đúng?
-
A.
Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
-
B.
Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mới tăng được tốc độ phản ứng.
-
C.
Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
-
D.
Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.
Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng ?
-
A.
Nung kali clorat tinh thể ở nhiệt độ cao.
-
B.
Nung hỗn hợp kali clorat tinh thể và mangan đioxit ở nhiệt độ cao.
-
C.
Đun nóng nhẹ kali clorat tinh thể.
-
D.
Đun nóng nhẹ dung dịch kali clorat bão hoà.
Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào sau đây ?
-
A.
Độ tăng khối lượng sản phẩm.
-
B.
Tốc độ phản ứng.
-
C.
Độ tăng khối lượng chất tham gia phản ứng
-
D.
Thể tích chất tham gia phản ứng.
Đại lượng đặc trưng cho đô biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là
-
A.
tốc độ phản ứng.
-
B.
cân bằng hoá học.
-
C.
tốc độ tức thời.
-
D.
quá trình hoá học.
Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng ?
-
A.
Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa khí oxi.
-
B.
Quạt bếp than đang cháy.
-
C.
Thay hạt nhôm bằng bột nhôm để cho tác dụng với dung dịch HCl.
-
D.
Dùng dung dịch loãng các chất tham gia phản ứng.
Trong các câu sau, câu nào sai ?
-
A.
Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.
-
B.
Nước giải khát được nén CO 2 và ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn.
-
C.
Thực phẩm được bảo đảm ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
-
D.
Thực phẩm nấu trong nồi áp suất là để có nhiệt độ cao hơn 100°C.
Trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng ?
-
A.
Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
-
B.
Khi nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
-
C.
Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm
-
D.
Nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì
-
A.
khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng giảm.
-
B.
khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.
-
C.
khi áp suất giảm, tốc độ phản ứng tăng.
-
D.
áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch \(H_4SO_4\) 4M ở nhiệt độ thường (25°C). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không thay đổi ?
-
A.
Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.
-
B.
Thay dung dịch \(H_2SO_4\) 4M bằng dung dịch \(H_2SO_4\) 2M.
-
C.
Thực hiện phản ứng ở 50°C.
-
D.
Dùng thể tích dung dịch \(H_2SO_4\) 4M gấp đôi ban đầu.
Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác?
-
A.
Xúc tác giúp làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng
-
B.
Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng
-
C.
Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng
-
D.
Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền
Lời giải và đáp án
Ý nào trong các ý sau đây là đúng?
-
A.
Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
-
B.
Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mới tăng được tốc độ phản ứng.
-
C.
Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
-
D.
Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.
Đáp án : C
Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng ?
-
A.
Nung kali clorat tinh thể ở nhiệt độ cao.
-
B.
Nung hỗn hợp kali clorat tinh thể và mangan đioxit ở nhiệt độ cao.
-
C.
Đun nóng nhẹ kali clorat tinh thể.
-
D.
Đun nóng nhẹ dung dịch kali clorat bão hoà.
Đáp án : B
Trong phòng thí nghiệm, người ta nung hỗn hợp kali clorat tinh thể và mangan đioxit ở nhiệt độ cao.
Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào sau đây ?
-
A.
Độ tăng khối lượng sản phẩm.
-
B.
Tốc độ phản ứng.
-
C.
Độ tăng khối lượng chất tham gia phản ứng
-
D.
Thể tích chất tham gia phản ứng.
Đáp án : B
Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học người ta dùng tốc độ phản ứng.
Đại lượng đặc trưng cho đô biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là
-
A.
tốc độ phản ứng.
-
B.
cân bằng hoá học.
-
C.
tốc độ tức thời.
-
D.
quá trình hoá học.
Đáp án : A
Đại lượng đặc trưng cho đô biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ phản ứng.
Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng ?
-
A.
Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa khí oxi.
-
B.
Quạt bếp than đang cháy.
-
C.
Thay hạt nhôm bằng bột nhôm để cho tác dụng với dung dịch HCl.
-
D.
Dùng dung dịch loãng các chất tham gia phản ứng.
Đáp án : D
D đúng vì nồng độ thấp làm giảm tốc độ phản ứng
Trong các câu sau, câu nào sai ?
-
A.
Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.
-
B.
Nước giải khát được nén CO 2 và ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn.
-
C.
Thực phẩm được bảo đảm ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
-
D.
Thực phẩm nấu trong nồi áp suất là để có nhiệt độ cao hơn 100°C.
Đáp án : A
A sai vì càng lên cao không khí càng loãng, nhiên liệu cháy chậm hơn
Trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng ?
-
A.
Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
-
B.
Khi nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
-
C.
Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm
-
D.
Nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Đáp án : A
Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì
-
A.
khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng giảm.
-
B.
khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.
-
C.
khi áp suất giảm, tốc độ phản ứng tăng.
-
D.
áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Đáp án : B
Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.
Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch \(H_4SO_4\) 4M ở nhiệt độ thường (25°C). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không thay đổi ?
-
A.
Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.
-
B.
Thay dung dịch \(H_2SO_4\) 4M bằng dung dịch \(H_2SO_4\) 2M.
-
C.
Thực hiện phản ứng ở 50°C.
-
D.
Dùng thể tích dung dịch \(H_2SO_4\) 4M gấp đôi ban đầu.
Đáp án : D
D sai vì tăng thể tích sẽ làm tăng số mol của \(H_2SO_4\) nên không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác?
-
A.
Xúc tác giúp làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng
-
B.
Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng
-
C.
Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng
-
D.
Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền
Đáp án : B
Chất xúc tác là chất thêm vào phản ứng, giúp cho quá trình phản ứng giữa các chất diễn ra nhanh hơn bình thường nhưng không bị hao mòn trong phản ứng