Trắc nghiệm Bài 19: Giây, thế kỉ Toán 4 Kết nối tri thức
Đề bài
\(1\) giờ \( = \,\,60\) phút. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Thế kỉ thứ hai được viết bằng chữ số La Mã là:
A. VII
B. II
C. V
D. XII
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(1\) thế kỉ =
năm.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(2\) phút \(=\)
giây.
Từ năm \(701\) đến năm \(800\) là thế kỉ nào?
A. Thế kỉ V
B. Thế kỉ VII
C. Thế kỉ VI
D. Thế kỉ VIII
Điền số thích hợp vào ô trống:
Từ năm
đến năm
là thế kỉ hai mươi.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ =
năm
\(3\) phút \(3\) giây \(\,=\, … \) giây.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(33\)
B. \(103\)
C. \(183\)
D. \(303\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{1}{2}\) ngày =
giờ
Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày \(7\) tháng \(5\) năm $1954$ . Vậy chiến thắng Điện Biên Phủ vào thế kỉ:
A. XX
B. XXI
C. XIX
D. XV
Bảng sau ghi tên vận động viên và thời gian bơi trên cùng một đường bơi của mỗi người:
Lan |
Đào |
Huệ |
Cúc |
\(\dfrac{1}{3}\) phút |
\(\dfrac{1}{4}\) phút |
16 giây |
18 giây |
Hãy nhìn vào bảng trên và cho biết bạn nào bơi nhanh nhất?
A. Lan
B. Đào
C. Huệ
D. Cúc
Điền số thích hợp vào ô trống:
Thế kỉ XX có năm $2000$ là năm nhuận. Vậy trong thế kỉ XXI sẽ có
năm nhuận.
Đồng hồ sau đây chỉ mấy giờ?
A. $5$ giờ kém $15$ phút
B. $5$ giờ $45$ phút
C. $9$ giờ kém $20$ phút
D. $9$ giờ $5$ phút
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đánh tan quân Mông Nguyên lần thứ ba thuộc thế kỉ nào? Tính đến 2019 đã được bao nhiêu năm?
A. Thế kỉ XVI; \(730\) năm
B. Thế kỉ XII; \(630\) năm
C. Thế kỉ XIII; \(731\) năm
D. Thế kỉ VIII; \(630\) năm
Chọn dấu thích hợp để được phép so sánh đúng:
Lời giải và đáp án
\(1\) giờ \( = \,\,60\) phút. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
Dựa vào lí thuyết về giờ, phút: $1$ giờ $ = {\rm{ 60}}$ phút.
Ta có: \(1\) giờ \( = \,\,60\) phút.
Vậy khẳng định đã cho là đúng.
Thế kỉ thứ hai được viết bằng chữ số La Mã là:
A. VII
B. II
C. V
D. XII
B. II
Xem lại lí thuyết về cách viết các thế kỉ bằng chữ số La Mã.
Thế kỉ thứ hai được viết bằng chữ số la mã là: II.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(1\) thế kỉ =
năm.
\(1\) thế kỉ =
năm.
Xem lại lí thuyết về thế kỉ: \(1\) thế kỉ $ = \,\,100$ năm.
\(1\) thế kỉ $ = \,\,100$ năm
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(100\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(2\) phút \(=\)
giây.
\(2\) phút \(=\)
giây.
Dựa vào lí thuyết về phút, giây: $1$ phút $ = {\rm{ 60}}$ giây.
Ta có $1$ phút $ = {\rm{ 60}}$ giây nên $2$ phút $ = {\rm{ 60}}$ giây \( \times \,2\, = \,120\) giây.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(120\).
Từ năm \(701\) đến năm \(800\) là thế kỉ nào?
A. Thế kỉ V
B. Thế kỉ VII
C. Thế kỉ VI
D. Thế kỉ VIII
D. Thế kỉ VIII
Áp dụng cách xác định các thế kỉ:
- Từ năm $1$ đến năm $100$ là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm $101$ đến năm $200$ là thế kỉ hai (thế kỉ II).
- Từ năm $201$ đến năm $300$ là thế kỉ ba (thế kỉ III).
…
- Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm $2001$ đến năm $2100$ là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
- Từ năm $1$ đến năm $100$ là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm $101$ đến năm $200$ là thế kỉ hai (thế kỉ II).
- Từ năm $201$ đến năm $300$ là thế kỉ ba (thế kỉ III).
…
- Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm $2001$ đến năm $2100$ là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Vậy từ năm \(701\) đến năm \(800\) là thế kỉ tám (thế kỉ VIII).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Từ năm
đến năm
là thế kỉ hai mươi.
Từ năm
đến năm
là thế kỉ hai mươi.
Áp dụng cách xác định các thế kỉ:
- Từ năm $1$ đến năm $100$ là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm $101$ đến năm $200$ là thế kỉ hai (thế kỉ II).
- Từ năm $201$ đến năm $300$ là thế kỉ ba (thế kỉ III).
…
- Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm $2001$ đến năm $2100$ là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Ta có cách xác định các thế kỉ:
Từ năm $1$ đến năm $100$ là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm $101$ đến năm $200$ là thế kỉ hai (thế kỉ II).
- Từ năm $201$ đến năm $300$ là thế kỉ ba (thế kỉ III).
…
- Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm $2001$ đến năm $2100$ là thế kỉ hai
Vậy từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
Đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(1901\,;\,\,2000\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ =
năm
\(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ =
năm
- Đổi \(1\) thế kỉ sang đơn vị năm.
- Muốn tìm \(\dfrac{1}{4}\) của một số ta lấy số đó chia cho \(4\).
\(1\) thế kỉ $ = \,100$ năm.
Do đó, \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ \( = \,100\) năm \(:\,4 = \,25\) năm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(25\).
\(3\) phút \(3\) giây \(\,=\, … \) giây.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(33\)
B. \(103\)
C. \(183\)
D. \(303\)
C. \(183\)
Áp dụng cách đổi \(1\) phút \(=\,60\) giây, đổi \(3\) phút sang đơn vị đo là giây rồi cộng thêm \(3\) giây.
Ta có \(1\) phút \(=\,60\) giây nên \(3\) phút \( = \,\,180\) giây.
Do đó \(3\) phút \(3\) giây \( = \,180\) giây \( + \,3\) giây\( = \,183\) giây.
Vậy \(3\) phút \(3\) giây \( = \,183\) giây.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{1}{2}\) ngày =
giờ
\(\dfrac{1}{2}\) ngày =
giờ
- Đổi \(1\) ngày sang đơn vị giờ.
- Muốn tìm \(\dfrac{1}{2}\) của một số ta lấy số đó chia cho \(2\).
Ta có: \(1\) ngày \( = \,24\) giờ.
Nên \(\dfrac{1}{2}\) ngày \( = \,24\) giờ \(:\,2\, = \,12\) giờ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(12\).
Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày \(7\) tháng \(5\) năm $1954$ . Vậy chiến thắng Điện Biên Phủ vào thế kỉ:
A. XX
B. XXI
C. XIX
D. XV
A. XX
Áp dụng cách xác định các thế kỉ:
- Từ năm $1$ đến năm $100$ là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm $101$ đến năm $200$ là thế kỉ hai (thế kỉ II).
- Từ năm $201$ đến năm $300$ là thế kỉ ba (thế kỉ III).
…
- Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm $2001$ đến năm $2100$ là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
Do đó năm $1954$ thuộc thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
Vậy chiến thắng Điện Biên Phủ vào thế kỉ XX.
Bảng sau ghi tên vận động viên và thời gian bơi trên cùng một đường bơi của mỗi người:
Lan |
Đào |
Huệ |
Cúc |
\(\dfrac{1}{3}\) phút |
\(\dfrac{1}{4}\) phút |
16 giây |
18 giây |
Hãy nhìn vào bảng trên và cho biết bạn nào bơi nhanh nhất?
A. Lan
B. Đào
C. Huệ
D. Cúc
B. Đào
Đổi các đơn vị đo về cùng đơn vị đo là giây rồi so sánh kết quả. Người bơi nhanh nhất là người bơi hết ít thời gian nhất.
Ta có: \(1\) phút \( = \,60\) giây.
Do đó \(\dfrac{1}{3}\) phút \( = \,60\) giây \(:\,3\,= \,20\) giây;
\(\dfrac{1}{4}\) phút \( = \,60\) giây \(:\,4\, = \,15\) giây .
Ta có: \(15\) giây $ < {\rm{ }}16$ giây $ < {\rm{ }}18$ giây $ < {\rm{ 20}}$ giây.
Người bơi nhanh nhất chính là người bơi hết ít thời gian nhất.
Do đó người bơi nhanh nhất là Đào.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Thế kỉ XX có năm $2000$ là năm nhuận. Vậy trong thế kỉ XXI sẽ có
năm nhuận.
Thế kỉ XX có năm $2000$ là năm nhuận. Vậy trong thế kỉ XXI sẽ có
năm nhuận.
- Xác định dãy các năm nhuận trong thể kỉ XXI:
\(2004\,; \;2008\,; \;2012\,; \;...; \;2096\,; \;2100\)
- Dãy số trên là dãy số cách đều, ta tính số số hạng của dãy số cách đều theo công thức:
Số số hạng = (số cuối - số đầu) : khoảng cách + 1
Thế kỉ XXI bắt đầu từ năm $2001$ đến năm $2100$.
Mà \(1\) thế kỉ $ = {\rm{ }}100\;$năm, cứ \(4\) năm thì lại có \(1\) năm nhuận.
Năm $2000$ của thế kỉ XX là năm nhuận nên dãy các năm nhuận của thế kỉ XXI là:
\(2004\,; \;2008\,; \;2012\,; \;...; \;2096\,; \;2100\)
Do đó trong thế kỉ XXI có số năm nhuận là:
\((2100-2004):4 +1 =25\) (năm)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(25\).
Đồng hồ sau đây chỉ mấy giờ?
A. $5$ giờ kém $15$ phút
B. $5$ giờ $45$ phút
C. $9$ giờ kém $20$ phút
D. $9$ giờ $5$ phút
A. $5$ giờ kém $15$ phút
Đồng trên có kim ngắn chỉ vào giữa số $4$ và số $5$, kim dài chỉ vào số $9$.
Nên đồng hồ chỉ $4$ giờ $45$ phút hay $5$ giờ kém $15$ phút.
Vậy ta chọn đáp án: $5$ giờ kém $15$ phút.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đánh tan quân Mông Nguyên lần thứ ba thuộc thế kỉ nào? Tính đến 2019 đã được bao nhiêu năm?
A. Thế kỉ XVI; \(730\) năm
B. Thế kỉ XII; \(630\) năm
C. Thế kỉ XIII; \(731\) năm
D. Thế kỉ VIII; \(630\) năm
C. Thế kỉ XIII; \(731\) năm
Áp dụng cách xác định các thế kỉ:
- Từ năm $1$ đến năm $100$ là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm $101$ đến năm $200$ là thế kỉ hai (thế kỉ II).
- Từ năm $201$ đến năm $300$ là thế kỉ ba (thế kỉ III).
…
- Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm $2001$ đến năm $2100$ là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Từ năm $1201$ đến năm $1300$ là thế kỉ mười ba (thế kỉ XIII).
Do đó năm $1288$ thuộc thế kỉ mười ba (thế kỉ XIII).
Tính đến năm 2019 đã được số năm là:
\(2019 - 1288 = 731\) (năm)
Vậy chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba vào thế kỉ XIII, tính đến năm 2019 đã được \(731\) năm.
1 giờ 15 phút = 70 phút. Đúng hay sai?
Áp dụng cách đổi: 1 giờ = 60 phút
1 giờ 15 phút = 60 phút + 15 phút = 75 phút
Vậy khẳng định trên là sai .
Chọn dấu thích hợp để được phép so sánh đúng:
Áp dụng cách đổi: 1 ngày = 24 giờ
2 ngày 3 giờ = 2 x 24 giờ + 3 giờ = 51 giờ
Vậy dấu cần điền vào ô trống là >