Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 2 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 2. Số nguyên


Trắc nghiệm Bài 1: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên Toán 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Tập hợp các số nguyên kí hiệu là

  • A.

    $N$

  • B.

    ${N^*}$

  • C.

    $Z$

  • D.

    ${Z^*}$

Câu 2 :

Số đối của số \( - 3\) là

  • A.

    $3$

  • B.

    $ - 3$

  • C.

    $2$

  • D.

    $4$

Câu 3 : Các điểm E và F ở hình sau đây biểu diễn các số nguyên nào?

  • A.
    \( - 3\) và \( - 5\)
  • B.
    \( - 3\) và \( - 2\)
  • C.
    \(1\) và \(2\)
  • D.
    \( - 5\) và \( - 6\)
Câu 4 :

Cho số nguyên \(a\) , biết điểm \(a\) cách điểm \(0\) \(6\) đơn vị. Có bao nhiêu số như vậy?

  • A.
    1 số
  • B.
    2 số
  • C.
    3 số
  • D.
    4 số
Câu 5 : Nhiệt kế chỉ bao nhiêu độ trong hình dưới đây?

  • A.
    \({8^o}C\)
  • B.
    \( - {3^o}C\)
  • C.
    \({3^o}C\)
  • D.
    \({6^o}C\)
Câu 6 :

Cho trục số:

Điểm \( - 4\) cách điểm \(3\) bao nhiêu đơn vị?

  • A.
    \(4\)
  • B.
    \( - 7\)
  • C.
    \(7\)
  • D.
    \(6\)
Câu 7 :

Tập hợp nào dưới đây gồm các số nguyên âm

  • A.

    \(\left\{ { - 3;\,\, - 2;\,\,1} \right\}\)

  • B.

    \(\left\{ { - 9;\, - 2;\, - 1} \right\}\)

  • C.
    \(\left\{ { - 6;\,1;\,4} \right\}\)
  • D.
    \(\left\{ {1;\,\,4;\,\,8} \right\}\)
Câu 8 :

Cách viết nào sau đây là đúng:

  • A.
    \( - 2 \in \mathbb{N}\)
  • B.
    \(1,5 \in \mathbb{Z}\)
  • C.
    \( - 31 \in \mathbb{Z}\)
  • D.
    \(1\dfrac{1}{2} \in \mathbb{Z}\)
Câu 9 :

Một tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển 120 m. Số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu so với mực nước biển là:

  • A.
    \(120\,\,m\)
  • B.
    \( - 120\,\,m\)
  • C.
    \( + \,120\,m\)
  • D.
    \(120\, - \,m\)
Câu 10 :

Hãy đọc số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới \({0^o}C\) sau đây: \( - {4^o}C\) .

  • A.

    Bốn độ C

  • B.
    Âm bốn
  • C.
    Trừ bốn
  • D.

    Âm bốn độ C

Câu 11 : Khẳng định nào dưới đây đúng?
  • A.
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \( - 4\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • B.
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(3\). Số \(a\) chắc chắn là số âm.
  • C.
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \(1\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • D.
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(0\). Số \(a\) có thể là số dương, có thể là số âm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tập hợp các số nguyên kí hiệu là

  • A.

    $N$

  • B.

    ${N^*}$

  • C.

    $Z$

  • D.

    ${Z^*}$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tập hợp các số nguyên kí hiệu là $Z.$

Câu 2 :

Số đối của số \( - 3\) là

  • A.

    $3$

  • B.

    $ - 3$

  • C.

    $2$

  • D.

    $4$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Sử dụng: Số đối của \(a\) là \( - a.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có  số đối của số \( - 3\) là \(3.\)

Câu 3 : Các điểm E và F ở hình sau đây biểu diễn các số nguyên nào?

  • A.
    \( - 3\) và \( - 5\)
  • B.
    \( - 3\) và \( - 2\)
  • C.
    \(1\) và \(2\)
  • D.
    \( - 5\) và \( - 6\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Đếm khoảng cách từ điểm \(E;\,\,F\) đến điểm \(0\), thêm dấu “-” vào số vừa tìm được.
Lời giải chi tiết :
Các điểm E và F ở hình đã cho biểu diễn các số: \( - 3\) và \( - 2\).
Câu 4 :

Cho số nguyên \(a\) , biết điểm \(a\) cách điểm \(0\) \(6\) đơn vị. Có bao nhiêu số như vậy?

  • A.
    1 số
  • B.
    2 số
  • C.
    3 số
  • D.
    4 số

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Quan sát trục số và tìm các điểm cách điểm \(0\) sáu đơn vị về chiều âm và về chiều dương
Lời giải chi tiết :
Có hai số cách điểm \(0\) sáu đơn vị đó là: \( - 6\) và \(6\).
Câu 5 : Nhiệt kế chỉ bao nhiêu độ trong hình dưới đây?

  • A.
    \({8^o}C\)
  • B.
    \( - {3^o}C\)
  • C.
    \({3^o}C\)
  • D.
    \({6^o}C\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hai vạch liên tiếp của nhiệt kế cách nhau 1 đơn vị.

Coi nhiệt kế như trục số thẳng đứng, chiều dương từ dưới lên trên.

Lời giải chi tiết :
Quan sát hình ta thấy vạch đỏ ở điểm \( - 3\), vậy nhiệt kế chỉ \( - {3^o}C\).
Câu 6 :

Cho trục số:

Điểm \( - 4\) cách điểm \(3\) bao nhiêu đơn vị?

  • A.
    \(4\)
  • B.
    \( - 7\)
  • C.
    \(7\)
  • D.
    \(6\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đếm xem điểm \( - 4\) cách điểm \(3\) bao nhiêu khoảng, mỗi khoảng là 1 đơn vị.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy điểm \( - 4\) cách điểm \(3\) bảy đơn vị.

Câu 7 :

Tập hợp nào dưới đây gồm các số nguyên âm

  • A.

    \(\left\{ { - 3;\,\, - 2;\,\,1} \right\}\)

  • B.

    \(\left\{ { - 9;\, - 2;\, - 1} \right\}\)

  • C.
    \(\left\{ { - 6;\,1;\,4} \right\}\)
  • D.
    \(\left\{ {1;\,\,4;\,\,8} \right\}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các số \( - 1,\,\, - 2,\,\, - 3,\,...\) gọi là các số nguyên âm.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: Số \(1\) không là số nguyên âm

Đáp án B: Tất cả các số đều là số nguyên âm

Đáp án C: Số \(1;\,\,4\) không là số nguyên âm

Đáp án D: Cả ba số đều không là số nguyên âm.

Câu 8 :

Cách viết nào sau đây là đúng:

  • A.
    \( - 2 \in \mathbb{N}\)
  • B.
    \(1,5 \in \mathbb{Z}\)
  • C.
    \( - 31 \in \mathbb{Z}\)
  • D.
    \(1\dfrac{1}{2} \in \mathbb{Z}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\(\begin{array}{l}\mathbb{N} = \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,...} \right\}\\\mathbb{Z} = \left\{ {...;\, - 2;\, - 1;\,0;\,\,1;\,\,2;...} \right\}\end{array}\)

Lời giải chi tiết :

\( - 2\) không là số tự nhiên => A sai.

\(1,5\) \(1\dfrac{1}{2}\) không là số nguyên => B, D sai.

\( - 31\) là số nguyên => C đúng .

Câu 9 :

Một tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển 120 m. Số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu so với mực nước biển là:

  • A.
    \(120\,\,m\)
  • B.
    \( - 120\,\,m\)
  • C.
    \( + \,120\,m\)
  • D.
    \(120\, - \,m\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số nguyên âm biểu thị vị trí dưới mực nước biển \(a\,\,\left( m \right)\) là: \( - a\,\,\left( m \right)\) .

Lời giải chi tiết :

Số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu so với mực nước biển là: \( - 120\,\,m\) .

Câu 10 :

Hãy đọc số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới \({0^o}C\) sau đây: \( - {4^o}C\) .

  • A.

    Bốn độ C

  • B.
    Âm bốn
  • C.
    Trừ bốn
  • D.

    Âm bốn độ C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dấu “ \( - \) ” đọc là “âm”, đọc “âm” rồi đọc số tự nhiên.

\(^\circ C\) : độ C

Lời giải chi tiết :

\( - 4^\circ C\) : đọc là “ âm bốn độ C ” hoặc “ trừ bốn độ C .

Câu 11 : Khẳng định nào dưới đây đúng?
  • A.
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \( - 4\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • B.
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(3\). Số \(a\) chắc chắn là số âm.
  • C.
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \(1\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • D.
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(0\). Số \(a\) có thể là số dương, có thể là số âm

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Đọc kĩ các khẳng định, đưa ra phản ví dụ nếu thấy sai.
Lời giải chi tiết :

Phương án A sai. Ví dụ \( - 2 >  - 4\) nhưng \( - 2\) là số nguyên âm.

Phương án B sai. Ví dụ \(1 < 3\) nhưng 1 là số dương.

Phương án D sai vì các số nguyên nhỏ hơn \(0\) là các số nguyên âm.

Phương án C đúng.


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 1 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 3 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 7 chân trời sáng tạo có đáp án