Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 5 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 5. Phân số


Trắc nghiệm Bài 1: Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên Toán 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Viết phân số âm năm phần tám.

  • A.

    $\dfrac{5}{8}$

  • B.

    $\dfrac{8}{{ - 5}}$

  • C.

    $\dfrac{{ - 5}}{8}$

  • D.

    $ - 5,8$

Câu 2 :

Phần tô màu trong hình sau biểu diễn phân số nào?

  • A.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{4}\)

  • C.

    \(\dfrac{3}{4}\)

  • D.

    \(\dfrac{5}{8}\)

Câu 3 :

Hãy viết phép chia sau đưới dạng phân số: $\left( { - 58} \right):73$

  • A.

    \(\dfrac{{ - 58}}{{73}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{58}}{{73}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{73}}{{ - 58}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{58}}{{73}}\)

Câu 4 :

Phân số nào dưới đây bằng với phân số \(\dfrac{{ - 2}}{5}?\)

  • A.

    \(\dfrac{4}{{10}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{ - 6}}{{15}}\)

  • C.

    \(\dfrac{6}{{15}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 4}}{{ - 10}}\)

Câu 5 :

Chọn câu sai?

  • A.

    \(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{45}}{{135}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{ - 13}}{{20}} = \dfrac{{26}}{{ - 40}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 4}}{{15}} = \dfrac{{ - 16}}{{ - 60}}\)

  • D.

    \(\dfrac{6}{7} = \dfrac{{ - 42}}{{ - 49}}\)

Câu 6 :

Điền số thích hợp vào chỗ chấm  $\dfrac{{15}}{{90}} = \dfrac{5}{{...}}$

  • A.

    \(20\)

  • B.

    \( - 60\)

  • C.

    \(60\)

  • D.

    \(30\)

Câu 7 :

Viết \(20\,d{m^2}\)  dưới dạng phân số với đơn vị là mét vuông.

  • A.

    \(\dfrac{{100}}{{20}}\left( {{m^2}} \right)\)

  • B.

    \(\dfrac{{20}}{{100}}\left( {{m^2}} \right)\)

  • C.

    \(\dfrac{{20}}{{10}}\left( {{m^2}} \right)\)

  • D.

    \(\dfrac{{20}}{{1000}}\left( {{m^2}} \right)\)

Câu 8 :

Tính tổng các giá trị \(x \in Z\) biết rằng \( - \dfrac{{111}}{{37}} < x < \dfrac{{91}}{{13}}.\)

  • A.

    \(22\)

  • B.

    \(20\)

  • C.

    \(18\)

  • D.

    \(15\)

Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về phân số?

  • A.

    Phân số nhỏ hơn số 0 gọi là phân số âm.

  • B.

    Phân số lớn hơn số 0 gọi là phân số dương.

  • C.

    Phân số âm nhỏ hơn phân số dương.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10 :

Viết số nguyên \(a\) dưới dạng phân số ta được:

  • A.

    \(\dfrac{a}{0}\)

  • B.

    \(\dfrac{0}{a}\)

  • C.

    \(\dfrac{a}{1}\)

  • D.

    \(\dfrac{1}{a}\)

Câu 11 :

Cách viết nào sau đây cho ta một phân số:

  • A.

    \(\dfrac{4}{0}\)

  • B.

    \(\dfrac{{1,5}}{3}\)

  • C.

    \(\dfrac{0}{7}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 5}}{{3,5}}\)

Câu 12 :

Phân số có tử bằng \( - 4\), mẫu bằng \(5\) được viết là:

  • A.

    \(\dfrac{{ - 5}}{4}\)

  • B.

    \(\dfrac{4}{5}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 4}}{5}\)

  • D.

    \(\dfrac{5}{4}\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Viết phân số âm năm phần tám.

  • A.

    $\dfrac{5}{8}$

  • B.

    $\dfrac{8}{{ - 5}}$

  • C.

    $\dfrac{{ - 5}}{8}$

  • D.

    $ - 5,8$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân số có dạng \(\dfrac{a}{b}\) với $a,b\; \in Z,b \ne 0$

Lời giải chi tiết :

Phân số âm năm phần tám được viết là \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)

Câu 2 :

Phần tô màu trong hình sau biểu diễn phân số nào?

  • A.

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{4}\)

  • C.

    \(\dfrac{3}{4}\)

  • D.

    \(\dfrac{5}{8}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ để tìm phân số tương ứng.

Lời giải chi tiết :

Quan sát hình vẽ ta thấy nếu chia hình tròn làm $4$  phần thì phần tô màu chiếm $3$  phần.

Vậy phân số biểu diễn  phần tô màu là \(\dfrac{3}{4}\).

Câu 3 :

Hãy viết phép chia sau đưới dạng phân số: $\left( { - 58} \right):73$

  • A.

    \(\dfrac{{ - 58}}{{73}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{58}}{{73}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{73}}{{ - 58}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{58}}{{73}}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân số \(\dfrac{a}{b}\) với \(a,b \in Z,b \ne 0\) được viết dưới dạng phép chia là \(a:b\)

Lời giải chi tiết :

Phép chia $\left( { - 58} \right):73$ được viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{{ - 58}}{{73}}\)

Câu 4 :

Phân số nào dưới đây bằng với phân số \(\dfrac{{ - 2}}{5}?\)

  • A.

    \(\dfrac{4}{{10}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{ - 6}}{{15}}\)

  • C.

    \(\dfrac{6}{{15}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 4}}{{ - 10}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kiểm tra tính đúng sai của từng đáp án, dựa vào tính chất bằng nhau của cặp phân số \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\left( {b,d \ne 0} \right)\) nếu \(ad = bc\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: Vì \( - 2.10 \ne 4.5\) nên \(\dfrac{{ - 2}}{5} \ne \dfrac{4}{{10}}\)

\( \Rightarrow \) A sai.

Đáp án B: Vì \(\left( { - 2} \right).15 = \left( { - 6} \right).5 =-30\) nên \(\dfrac{{ - 2}}{5} = \dfrac{{ - 6}}{{15}}\)

\( \Rightarrow \) B đúng.

Đáp án C: \(\left( { - 2} \right).15 \ne 6.5\) nên \(\dfrac{{ - 2}}{5} \ne \dfrac{6}{{15}}\)

\( \Rightarrow \) C sai.

Đáp án D: Vì \(\left( { - 2} \right).\left( { - 10} \right) \ne \left( { - 4} \right).5\) nên \(\dfrac{{ - 2}}{5} \ne \dfrac{{ - 4}}{{ - 10}}\)

\( \Rightarrow \) D sai.

Câu 5 :

Chọn câu sai?

  • A.

    \(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{45}}{{135}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{ - 13}}{{20}} = \dfrac{{26}}{{ - 40}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 4}}{{15}} = \dfrac{{ - 16}}{{ - 60}}\)

  • D.

    \(\dfrac{6}{7} = \dfrac{{ - 42}}{{ - 49}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kiểm tra tính đúng sai của từng đáp án bằng cách sử dụng kiến thức:

Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\)  (tích chéo bằng nhau)

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: Vì \(1.135 = 3.45\) nên \(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{45}}{{135}}\)

\( \Rightarrow A\) đúng.

Đáp án B: Vì \(\left( { - 13} \right).\left( { - 40} \right) = 20.26\) nên \(\dfrac{{ - 13}}{{20}} = \dfrac{{26}}{{ - 40}}\)

\( \Rightarrow B\) đúng.

Đáp án C: Vì \(\left( { - 4} \right).\left( { - 60} \right) \ne 15.\left( { - 16} \right)\) nên \(\dfrac{{ - 4}}{{15}} \ne \dfrac{{ - 16}}{{ - 60}}\)

\( \Rightarrow C\) sai.

Đáp án D: Vì \(6.\left( { - 49} \right) = 7.\left( { - 42} \right)\) nên \(\dfrac{6}{7} = \dfrac{{ - 42}}{{ - 49}}\)

\( \Rightarrow D\) đúng.

Câu 6 :

Điền số thích hợp vào chỗ chấm  $\dfrac{{15}}{{90}} = \dfrac{5}{{...}}$

  • A.

    \(20\)

  • B.

    \( - 60\)

  • C.

    \(60\)

  • D.

    \(30\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức:

Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\)  (tích chéo bằng nhau)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\dfrac{{15}}{{90}} = \dfrac{5}{x}\\15.x = 90.5\\x = \dfrac{{90.5}}{{15}}\\x = 30\end{array}\)

Vậy số cần điền là \(30\)

Câu 7 :

Viết \(20\,d{m^2}\)  dưới dạng phân số với đơn vị là mét vuông.

  • A.

    \(\dfrac{{100}}{{20}}\left( {{m^2}} \right)\)

  • B.

    \(\dfrac{{20}}{{100}}\left( {{m^2}} \right)\)

  • C.

    \(\dfrac{{20}}{{10}}\left( {{m^2}} \right)\)

  • D.

    \(\dfrac{{20}}{{1000}}\left( {{m^2}} \right)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đổi đơn vị với chú ý \(1{m^2} = 100d{m^2}\) hay \(1d{m^2} = \dfrac{1}{{100}}{m^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(20\,d{m^2} = \dfrac{{20}}{{100}}{m^2}\)

Câu 8 :

Tính tổng các giá trị \(x \in Z\) biết rằng \( - \dfrac{{111}}{{37}} < x < \dfrac{{91}}{{13}}.\)

  • A.

    \(22\)

  • B.

    \(20\)

  • C.

    \(18\)

  • D.

    \(15\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính giá trị các phân số rồi tìm các số nguyên \(x\) thỏa mãn.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(- \dfrac{{111}}{{37}} < x < \dfrac{{91}}{{13}}\)

Mà \( - \dfrac{{111}}{{37}} < -3; 7 < \dfrac{{91}}{{13}}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow  - 3 < x < 7\\ \Rightarrow x \in \left\{ { - 2; - 1;0;1;2;3;4;5;6} \right\}\end{array}\)

Vậy tổng các giá trị của \(x\) thỏa mãn là: \(\left( { - 2} \right) + \left( { - 1} \right) + ... + 5 + 6 = 18\)

Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về phân số?

  • A.

    Phân số nhỏ hơn số 0 gọi là phân số âm.

  • B.

    Phân số lớn hơn số 0 gọi là phân số dương.

  • C.

    Phân số âm nhỏ hơn phân số dương.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Phân số nhỏ hơn số 0 gọi là phân số âm. Phân số lớn hơn số 0 gọi là phân số dương.

- Theo tính chất bắc cầu, phân số âm nhỏ hơn phân số dương.

Lời giải chi tiết :

Những nhận xét đúng là:

- Phân số nhỏ hơn số 0 gọi là phân số âm.

- Phân số lớn hơn số 0 gọi là phân số dương.

- Phân số âm nhỏ hơn phân số dương.

Câu 10 :

Viết số nguyên \(a\) dưới dạng phân số ta được:

  • A.

    \(\dfrac{a}{0}\)

  • B.

    \(\dfrac{0}{a}\)

  • C.

    \(\dfrac{a}{1}\)

  • D.

    \(\dfrac{1}{a}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Viết số nguyên \(a\) dưới dạng phân số ta được: \(\dfrac{a}{1}\).

Câu 11 :

Cách viết nào sau đây cho ta một phân số:

  • A.

    \(\dfrac{4}{0}\)

  • B.

    \(\dfrac{{1,5}}{3}\)

  • C.

    \(\dfrac{0}{7}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 5}}{{3,5}}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

+ \(\dfrac{4}{0}\) có mẫu bằng \(0\) nên không là phân số

+ \(\dfrac{{1,5}}{3}\) có \(1,5 \notin \mathbb{Z}\) nên không là phân số

+ \(\dfrac{0}{7}\) là phân số

+ \(\dfrac{{ - 5}}{{3,5}}\) có \(3,5 \notin \mathbb{Z}\) nên không là phân số

Câu 12 :

Phân số có tử bằng \( - 4\), mẫu bằng \(5\) được viết là:

  • A.

    \(\dfrac{{ - 5}}{4}\)

  • B.

    \(\dfrac{4}{5}\)

  • C.

    \(\dfrac{{ - 4}}{5}\)

  • D.

    \(\dfrac{5}{4}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phân số có tử bằng \( - 4\), mẫu bằng \(5\) được viết là: \(\dfrac{{ - 4}}{5}\)


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 1 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 3 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 7 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 8 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 chương 9 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên chương 1 chân trời sáng tạo có đáp án