Trắc nghiệm Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố Toán 6 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Khẳng định nào là sai:
-
A.
0 và 1 không là số nguyên tố cũng không phải hợp số.
-
B.
Cho số a>1, a có 2 ước thì a là hợp số.
-
C.
2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.
-
D.
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
9
Phân tích số a ra thừa số nguyên tố a=pm11.pm22...pmkk, khẳng định nào sau đây là đúng:
-
A.
Các số p1;p2;...;pk là các số dương.
-
B.
Các số p1;p2;...;pk∈P(với P là tập hợp các số nguyên tố).
-
C.
Các số p1;p2;...;pk∈N.
-
D.
Các số p1;p2;...;pk tùy ý.
Phân tích số 18 thành thừa số nguyên tố:
-
A.
18=18.1
-
B.
18=10+8
-
C.
18=2.32
-
D.
18=6+6+6
Cho số a=22.7, hãy viết tập hợp tất cả các ước của a:
-
A.
Ư(a)={4;7}
-
B.
Ư(a) ={1;4;7}
-
C.
Ư(a)={1;2;4;7;28}
-
D.
Ư(a)={1;2;4;7;14;28}
Khẳng định nào sau đây là đúng:
-
A.
A={0;1} là tập hợp số nguyên tố
-
B.
A={3;5} là tập hợp số nguyên tố
-
C.
A={1;3;5} là tập hợp các hợp số
-
D.
A={7;8} là tập hợp số hợp số
Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố:
-
A.
15−5+3
-
B.
7.2+1
-
C.
14.6:4
-
D.
6.4−12.2
Thay dấu * để được số nguyên tố ¯3∗:
-
A.
7
-
B.
4
-
C.
6
-
D.
9
Thay dấu * để được số nguyên tố ¯∗1:
-
A.
2
-
B.
8
-
C.
5
-
D.
4
Cho các số 21;77;71;101. Chọn câu đúng.
-
A.
Số 21 là hợp số, các số còn lại là số nguyên tố
-
B.
Có hai số nguyên tố và hai hợp số trong các số trên.
-
C.
Chỉ có một số nguyên tố còn lại là hợp số
-
D.
Không có số nguyên tố nào trong các số trên
Cho A=90.17+34.40+12.51 và B=5.7.9+2.5.6 . Chọn câu đúng.
-
A.
A là số nguyên tố, B là hợp số
-
B.
A là hợp số, B là số nguyên tố
-
C.
Cả A và B là số nguyên tố
-
D.
Cả A và B đều là hợp số
Lời giải và đáp án
Khẳng định nào là sai:
-
A.
0 và 1 không là số nguyên tố cũng không phải hợp số.
-
B.
Cho số a>1, a có 2 ước thì a là hợp số.
-
C.
2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.
-
D.
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Đáp án : B
Áp dụng định nghĩa:
+ Hợp số là một số tự nhiên có thể biểu diễn thành tích của hai số tự nhiên khác nhỏ hơn nó. Một định nghĩa khác tương đương: hợp số là số chia hết cho các số khác ngoài 1 và chính nó.
+ Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
+) Số a phải là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn 2 ước thì a mới là hợp số nên B sai.
+) 1 là số tự nhiên chỉ có 1 ước là 1 nên không là số nguyên tố và 0 là số tự nhiên nhỏ hơn 1 nên không là số nguyên tố. Lại có 0 và 1 đều không là hợp số do đó A đúng.
+) Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước là 1 và chính nó nên D đúng và suy ra 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất nên C đúng.
Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
9
Đáp án : D
- Tìm các ước của 2;3;5;9.
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
- Chọn số có nhiều hơn 2 ước.
9 chia hết cho 3 nên 3 là một ước của 9. Mà 3 khác 1 và khác 9 nên 9 không là số nguyên tố.
Vậy 9 là số cần tìm.
Phân tích số a ra thừa số nguyên tố a=pm11.pm22...pmkk, khẳng định nào sau đây là đúng:
-
A.
Các số p1;p2;...;pk là các số dương.
-
B.
Các số p1;p2;...;pk∈P(với P là tập hợp các số nguyên tố).
-
C.
Các số p1;p2;...;pk∈N.
-
D.
Các số p1;p2;...;pk tùy ý.
Đáp án : B
- Áp dụng kiến thức về phân tích 1 số thành thừa số nguyên tố (các thừa số trong tích phải là số nguyên tố)
Khi phân tích một số a=pm11.pm22...pmkk ra thừa số nguyên tố thì các số p1,p2,...,pk phải là các số nguyên tố.
Phân tích số 18 thành thừa số nguyên tố:
-
A.
18=18.1
-
B.
18=10+8
-
C.
18=2.32
-
D.
18=6+6+6
Đáp án : C
- Phân tích số ra thành số nguyên tố.
- Đáp án A sai vì 1 không phải là số nguyên tố
- Đáp án B sai vì đây là phép cộng.
- Đáp án C đúng vì 2 và 3 là 2 số nguyên tố và 2.32=2.9=18
- Đáp án D sai vì đây là phép cộng.
Cho số a=22.7, hãy viết tập hợp tất cả các ước của a:
-
A.
Ư(a)={4;7}
-
B.
Ư(a) ={1;4;7}
-
C.
Ư(a)={1;2;4;7;28}
-
D.
Ư(a)={1;2;4;7;14;28}
Đáp án : D
- Thực hiện phép tính để tìm ra a.
- Áp dụng kiến thức ước của 1 số.
- Liệt kê tất cả các ước của số đó.
Ta có a=22.7=4.7=28
28=28.1=14.2=7.4=7.2.2, vậy U(28)={1;2;4;7;14;28}
Khẳng định nào sau đây là đúng:
-
A.
A={0;1} là tập hợp số nguyên tố
-
B.
A={3;5} là tập hợp số nguyên tố
-
C.
A={1;3;5} là tập hợp các hợp số
-
D.
A={7;8} là tập hợp số hợp số
Đáp án : B
- Áp dụng định nghĩa số nguyên tố và hợp số.
- Số 0;1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.
Đáp án A: Sai vì 0 và 1 không phải là số nguyên tố.
Đáp án C: Sai vì 1 không phải là hợp số, 3,5 là các số nguyên tố.
Đáp án D: Sai vì 7 không phải là hợp số.
Đáp án B: Đúng vì 3;5 đều là số nguyên tố
Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố:
-
A.
15−5+3
-
B.
7.2+1
-
C.
14.6:4
-
D.
6.4−12.2
Đáp án : A
- Thực hiện phép tính để tìm ra kết quả.
- Áp dụng định nghĩa hợp số để tìm ra đáp án đúng.
A.15−5+3=13 là số nguyên tố
B.7.2+1=14+1=15, ta thấy 15 có ước 1;3;5;15 nên 15 là hợp số.
C.14.6:4=84:4=21, ta thấy 21 có ước 1;3;7;21 nên 21 là hợp số
D.6.4−12.2=24−24=0, ta thấy 0 không là số nguyên tố, không là hợp số.
Thay dấu * để được số nguyên tố ¯3∗:
-
A.
7
-
B.
4
-
C.
6
-
D.
9
Đáp án : A
- Dấu * có thể nhận các giá trị {7;4;6;9}
- Dùng định nghĩa số nguyên tố để tìm ra số nguyên tố.
Đáp án A: Vì 37 chỉ chia hết cho 1 và 37 nên 37 là số nguyên tố, do đó chọn A.
Đáp án B: 34 không phải là số nguyên tố (34 chia hết cho {2;4;…}). Do đó loại B.
Đáp án C: 36 không phải là số nguyên tố (36 chia hết cho {1;2;3;...;36}). Do đó loại C.
Đáp án D: 39 không phải là số nguyên tố (39 chia hết cho {1;3;...;39}). Do đó loại D.
Thay dấu * để được số nguyên tố ¯∗1:
-
A.
2
-
B.
8
-
C.
5
-
D.
4
Đáp án : D
+ Dấu * có thể nhận các giá trị {2;8;5;4}
+ Dùng định nghĩa số nguyên tố để tìm ra số nguyên tố
Dấu * có thể nhận các giá trị {2;8;5;4}
+) Ta có 21 có các ước 1;3;7;21 nên 21 là hợp số. Loại A
+) 81 có các ước 1;3;9;27;81 nên 81 là hợp số. Loại B
+) 51 có các ước 1;3;17;51 nên 51 là hợp số. Loại C
+) 41 chỉ có hai ước là 1;41 nên 41 là số nguyên tố.
Cho các số 21;77;71;101. Chọn câu đúng.
-
A.
Số 21 là hợp số, các số còn lại là số nguyên tố
-
B.
Có hai số nguyên tố và hai hợp số trong các số trên.
-
C.
Chỉ có một số nguyên tố còn lại là hợp số
-
D.
Không có số nguyên tố nào trong các số trên
Đáp án : B
+ Tìm các ước của các số 21;77;71;101
+ Dùng định nghĩa số nguyên tố và hợp số để tìm các số nguyên tố và hợp số
+ Số 21 có các ước 1;3;7;21 nên 21 là hợp số
+ Số 77 có các ước 1;7;11;77 nên 77 là hợp số
+ Số 71 chỉ có hai ước là 1;71 nên 71 là số nguyên tố.
+ Số 101 chỉ có hai ước là 1;101 nên 101 là số nguyên tố.
Như vậy có hai số nguyên tố là 71;101 và hai hợp số là 21;77.
Cho A=90.17+34.40+12.51 và B=5.7.9+2.5.6 . Chọn câu đúng.
-
A.
A là số nguyên tố, B là hợp số
-
B.
A là hợp số, B là số nguyên tố
-
C.
Cả A và B là số nguyên tố
-
D.
Cả A và B đều là hợp số
Đáp án : D
+ Dựa vào tính chia hết của một tổng để xét xem A, B có chia hết cho số nào khác 1 hay không?
+ Sử dụng định nghĩa số nguyên tố và hợp số để xác định xem A, B là số nguyên tố hay hợp số.
+) Ta có A=90.17+34.40+12.51
Nhận thấy 17⋮17;34⋮17;51⋮17 nên A=90.17+34.40+12.51 chia hết cho 17 nên ngoài ước là 1 và chính nó thì A còn có ước là 17. Do đó A là hợp số.
+) Ta có B=5.7.9+2.5.6=5.(7.9+2.6)⋮5 nên B=5.7.9+2.5.6 ngoài ước là 1 và chính nó thì A còn có ước là 5. Do đó B là hợp số.
Vậy cả A và B đều là hợp số.