Trắc nghiệm toán 6 bài 2 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên


Trắc nghiệm Bài 2: Cách ghi số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên Toán 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Cho n là một số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5. Khẳng định nào sau đây đúng ?

  • A.

    n nằm bên phải điểm 5 trên tia số

  • B.

    n nằm bên trái điểm 2 trên tia số

  • C.

    n nằm bên phải điểm 2 trên tia số

  • D.

    n nằm bên phải điểm 5 và cách điểm 5 một đơn vị trên tia số.

Câu 2 :

\(\overline {a001} \left( {a \ne 0} \right)\) bằng

  • A.

    \(\overline {a001}  = a \times 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\)

  • B.

    \(\overline {a001}  = 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\)

  • C.

    \(\overline {a001}  = a \times 1000 + 1 \times 100\)

  • D.

    \(\overline {a001}  = a + 0 + 0 + 1\)

Câu 3 :

Viết số 24 bằng số La Mã

  • A.

    XXIIII

  • B.

    XXIX

  • C.

    XXIV

  • D.

    XIV

Câu 4 :

Số La Mã XXIV biểu diễn số nào trong hệ thập phân?

  • A.

    26

  • B.

    16

  • C.

    14

  • D.

    24

Câu 5 :

Năm 2000 là thế kỉ bao nhiêu?

  • A.

    XX

  • B.

    XIX

  • C.

    XXI

  • D.

    XXX

Câu 6 :

Số liền trước số \(1000\) là

  • A.

    \(1002\)

  • B.

    \(990\)

  • C.

    \(1001\)

  • D.

    \(999\)

Câu 7 :

Số tự nhiên liền sau số \(2018\) là

  • A.

    \(2016\)

  • B.

    \(2017\)

  • C.

    \(2019\)

  • D.

    \(2020\)

Câu 8 :

Thay a và b bằng một số tự nhiên phù hợp trong trường hợp sau:

17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần.

  • A.

    \(a = 21,b = 19\)

  • B.

    \(a = 19,b = 21\)

  • C.

    \(a = 13,b = 15\)

  • D.

    \(a = 15,b = 13\)

Câu 9 :

Cho hai số tự nhiên \(99;100\). Hãy tìm số tự nhiên \(a\) để ba số có được tạo thành ba số tự nhiên liên tiếp.

  • A.

    \(98\)

  • B.

    \(97\)

  • C.

    \(101\)

  • D.

    Cả A, C đều đúng

Câu 10 :

Tìm các số tự nhiên \(a,b,c\) sao cho \(228 \le a < b < c \le 230.\)

  • A.

    \(a = 228;b = 229;c = 230\)

  • B.

    \(a = 227;b = 228;c = 229\)

  • C.

    \(a = 229;b = 230;c = 231\)

  • D.

    Không tồn tại \(a;b;c\) thỏa mãn đề bài.

Câu 11 :

Thêm chữ số \(7\) vào đằng trước số tự nhiên có ba chữ số thì ta được số tự nhiên mới

  • A.

    Hơn số tự nhiên cũ \(700\) đơn vị

  • B.

    Kém số tự nhiên cũ \(700\) đơn vị

  • C.

    Hơn số tự nhiên cũ \(7000\) đơn vị

  • D.

    Kém số tự nhiên cũ \(7000\) đơn vị

Câu 12 :

Với ba chữ số \(0;1;3\) có thể viết được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?

  • A.

    \(4\)

  • B.

    \(3\)

  • C.

    \(5\)

  • D.

    \(6\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho n là một số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5. Khẳng định nào sau đây đúng ?

  • A.

    n nằm bên phải điểm 5 trên tia số

  • B.

    n nằm bên trái điểm 2 trên tia số

  • C.

    n nằm bên phải điểm 2 trên tia số

  • D.

    n nằm bên phải điểm 5 và cách điểm 5 một đơn vị trên tia số.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vẽ tia số.

+ Số tự nhiên lớn hơn thì nằm bên phải, nhỏ hơn thì nằm bên trái.

Lời giải chi tiết :

n là một số tự nhiên lớn hơn 2  nên n nằm bên phải điểm 2 => B sai, C đúng

n là một số tự nhiên nhỏ hơn 5 nên n nằm bên trái điểm 2 =>A,D sai.

Câu 2 :

\(\overline {a001} \left( {a \ne 0} \right)\) bằng

  • A.

    \(\overline {a001}  = a \times 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\)

  • B.

    \(\overline {a001}  = 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\)

  • C.

    \(\overline {a001}  = a \times 1000 + 1 \times 100\)

  • D.

    \(\overline {a001}  = a + 0 + 0 + 1\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xác định hàng của từng chữ số trong mỗi số.

- Chữ số hàng đơn vị ta giữ nguyên

- Chữ số hàng chục nhân với 10.

- Chữ số hàng trăm nhân với 100.

- Chữ số hàng nghìn nhân với 1000.

Lời giải chi tiết :

Số a là chữ số hàng nghìn nên ta nhân với 1000.

Hai số 0 lần lượt là hàng trăm (nhân với 100) và hàng chục (nhân với 10).

Số 1 là chữ số hàng đơn vị (nhân với 1).

\(\overline {a001}  = a \times 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\).

Câu 3 :

Viết số 24 bằng số La Mã

  • A.

    XXIIII

  • B.

    XXIX

  • C.

    XXIV

  • D.

    XIV

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Số từ 21 đến 30 ta viết chữ XX trước.

- Nếu hàng đơn vị là các số từ 1 đến 9 thì ghép chữ số La Mã tương ứng với nó như trong bảng vào.

Lời giải chi tiết :

Chữ số 4 là IV

Ta thêm XX vào bên trái số IV thì được số 24: XXIV

Câu 4 :

Số La Mã XXIV biểu diễn số nào trong hệ thập phân?

  • A.

    26

  • B.

    16

  • C.

    14

  • D.

    24

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bên trái của số La Mã có hai chữ số XX liên tiếp thì đó là số từ 20 đến 29.

- Các chữ số sau XX là một trong các số từ 1 đến 9 như trong bảng sau:

Lời giải chi tiết :

X có giá trị bằng 10

IV có giá trị bằng 4 nên số XXIV biểu diễn số 10+10+4=24

Câu 5 :

Năm 2000 là thế kỉ bao nhiêu?

  • A.

    XX

  • B.

    XIX

  • C.

    XXI

  • D.

    XXX

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cứ 100 năm là 1 thế kỉ.

Thế kỉ I bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 100.

Lời giải chi tiết :

Năm cuối cùng của thế kỉ XX là 2000.

Năm 2000 là thế kỉ XX.

Câu 6 :

Số liền trước số \(1000\) là

  • A.

    \(1002\)

  • B.

    \(990\)

  • C.

    \(1001\)

  • D.

    \(999\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị

+ Số tự nhiên liền trước số \(a\) là số $a - 1.$

Lời giải chi tiết :

Số tự nhiên liền trước số \(1000\) là số \(1000 - 1 = 999.\)

Câu 7 :

Số tự nhiên liền sau số \(2018\) là

  • A.

    \(2016\)

  • B.

    \(2017\)

  • C.

    \(2019\)

  • D.

    \(2020\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị nên số tự nhiên liền sau hơn số tự nhiên liền trước nó là \(1\) đơn vị.

Lời giải chi tiết :

Số tự nhiên liền sau số \(2018\) là số \(2018 + 1 = 2019.\)

Câu 8 :

Thay a và b bằng một số tự nhiên phù hợp trong trường hợp sau:

17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần.

  • A.

    \(a = 21,b = 19\)

  • B.

    \(a = 19,b = 21\)

  • C.

    \(a = 13,b = 15\)

  • D.

    \(a = 15,b = 13\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các số lẻ liên tiếp cách nhau 2 đơn vị

b là số lẻ liền sau 17, a là số lẻ liền sau b.

Lời giải chi tiết :

17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần nên các số đó lần lượt là 17, 19, 21.

Vậy \(a = 21,b = 19\)

Câu 9 :

Cho hai số tự nhiên \(99;100\). Hãy tìm số tự nhiên \(a\) để ba số có được tạo thành ba số tự nhiên liên tiếp.

  • A.

    \(98\)

  • B.

    \(97\)

  • C.

    \(101\)

  • D.

    Cả A, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng các số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau \(1\) đơn vị để tìm các số thích hợp

Lời giải chi tiết :

Số liền trước số \(99\) là \(98\) nên ba số tự nhiên liên tiếp là \(98;99;100\)

Số liền sau số \(100\) là \(101\) nên ba số tự nhiên liên tiếp là \(99;100;101\)

Vậy cả hai số \(98;101\) đều thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Câu 10 :

Tìm các số tự nhiên \(a,b,c\) sao cho \(228 \le a < b < c \le 230.\)

  • A.

    \(a = 228;b = 229;c = 230\)

  • B.

    \(a = 227;b = 228;c = 229\)

  • C.

    \(a = 229;b = 230;c = 231\)

  • D.

    Không tồn tại \(a;b;c\) thỏa mãn đề bài.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm các số tự nhiên thỏa mãn đề bài rồi sắp xếp theo thứ tự tăng dần để tìm \(a;b;c.\)

Lời giải chi tiết :

Từ đề bài, ta thấy các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng \(228\) và nhỏ hơn hoặc bằng \(230\) là

\(228;229;230.\)

Mà \(a < b < c\) nên ta có \(a = 228;b = 229;c = 230.\)

Câu 11 :

Thêm chữ số \(7\) vào đằng trước số tự nhiên có ba chữ số thì ta được số tự nhiên mới

  • A.

    Hơn số tự nhiên cũ \(700\) đơn vị

  • B.

    Kém số tự nhiên cũ \(700\) đơn vị

  • C.

    Hơn số tự nhiên cũ \(7000\) đơn vị

  • D.

    Kém số tự nhiên cũ \(7000\) đơn vị

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng mối quan hệ giữa các chữ số trong số tự nhiên.

Trong hệ thập phân, cứ mười đơn vị của một hàng thì làm thành đơn vị của hàng liền trước đó.

Lời giải chi tiết :

Gọi số có ba số ban đầu là \(\overline {abc} \) , viết thêm chữ số \(7\) vào đằng trước ta được \(\overline {7abc} \) .

Ta có \(\overline {7abc}  = 7000 + \overline {abc} \)  nên số mới hơn số cũ \(7000\) đơn vị.

Câu 12 :

Với ba chữ số \(0;1;3\) có thể viết được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?

  • A.

    \(4\)

  • B.

    \(3\)

  • C.

    \(5\)

  • D.

    \(6\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Ta viết các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau lập thành từ ba số \(0;1;3\) sao cho chữ số hằng trăm khác \(0\).

- Đếm các số.

Lời giải chi tiết :

Có bốn số tự nhiên thỏa mãn đề bài là \(310;301;103;130.\)


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 1 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 các dạng bài tập kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 2 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 3 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 4 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 5 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 6 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 6 bài 7 kết nối tri thức có đáp án