Trắc nghiệm Bài 18. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Động lượng có đơn vị là:
-
A.
N.m/s
-
B.
kg.m/s
-
C.
N/m
-
D.
N.m
Phát biểu nào sau đây sai :
-
A.
Động lượng là một đại lượng véctơ
-
B.
Xung của lực là một địa lượng véctơ
-
C.
Động lượng tỉ lệ với khối lượng của vật
-
D.
Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi
Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
-
A.
các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
-
B.
các nội lực từng đôi một trực đối.
-
C.
không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
-
D.
nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Tổng động lượng trong một hệ kín luôn
-
A.
ngày càng tăng.
-
B.
giảm dần.
-
C.
bằng không.
-
D.
bằng hằng số.
Đâu là biểu thức đúng của định luật bảo toàn động lượng?
-
A.
\(\overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} + ... = \overrightarrow {p{'_1}} + \overrightarrow {p{'_2}} + ...\)
-
B.
\(\Delta \overrightarrow p = \overrightarrow 0 \)
-
C.
\({m_1}\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} + ... = {m_1}\overrightarrow {v{'_1}} + {m_2}\overrightarrow {v{'_2}} \)
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Vecto động lượng là vecto
-
A.
Cùng phương, ngược chiều với vecto vận tốc
-
B.
Có phương hợp với vecto vận tốc một góc α bất kì
-
C.
Có phương vuông góc với vecto vận tốc
-
D.
Cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc
Một vật chuyển động với vận tốc tăng dần có
-
A.
động lượng không đổi
-
B.
động lượng bằng không
-
C.
động lượng tăng dần
-
D.
động lượng giảm dần
Một vật chuyển động với vận tốc tăng dần thì có:
-
A.
động lượng không đổi
-
B.
Động lượng bằng không
-
C.
động lượng tăng dần
-
D.
động lượng giảm dần
Phát biểu nào sau đây không đúng
-
A.
Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
-
B.
Động lượng của một vật là một đại lượng vecto
-
C.
Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng
-
D.
Động lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi
-
A.
Vật chuyển động tròn đều
-
B.
Vật được ném ngang
-
C.
Vật đang rơi tự do
-
D.
Vật chuyển động thẳng đều
Khi một vật đang rơi, không chịu tác dụng của lực cản không khí thì
-
A.
động lượng của vật không đổi
-
B.
động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn
-
C.
động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng
-
D.
động lượng của vật thay đổi cả về hướng lẫn độ lớn
Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm 𝑡 là
-
A.
p=mg.sinα.t
-
B.
p=mgt
-
C.
p=mg.cosα.t
-
D.
p=g.sinα.t
Một hệ gồm hai vật có khối lượng lần lượt là \({m_1} = 1kg,{m_2} = 2kg\), chuyển động ngược hướng, vận tốc của vật 1 có độ lớn là 2m/s, vận tốc của vật 2 có độ lớn là 1m/s. Tổng động lượng của hệ hai vật là
-
A.
4 kg.m/s
-
B.
0 kg.m/s
-
C.
2 kg.m/s
-
D.
1 kg.m/s
Một vật có khối lượng 2kg và chuyển động với vận tốc 54km/h. Động lượng của vật bằng
-
A.
20 kg.m/s
-
B.
30 kg.m/s
-
C.
40 kg.m/s
-
D.
50 kg.m/s
Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là?
-
A.
12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
-
B.
12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
-
C.
6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
-
D.
6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
Viên đạn khối lượng 20 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,002 s. Sau khi xuyên qua tường vận tốc của đạn còn 300 m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng?
-
A.
3000 N.
-
B.
900 N.
-
C.
9000 N.
-
D.
30000 N.
Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5 kg với vận tốc 600 m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của đầu đạn thì vận tốc giật của súng là
-
A.
1,2 cm/s.
-
B.
1,2 m/s.
-
C.
12 cm/s.
-
D.
12 m/s.
Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động với vận tốc 40 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
-
A.
80 N.s.
-
B.
8 N.s.
-
C.
20 N.s.
-
D.
45 N.s.
Một người có khối lượng 50 kg nhảy ngang với vận tốc 2 m/s lên một chiếc thuyền trôi dọc theo bờ sông với vận tốc 1 m/s. Biết khối lượng của thuyền là 173,2 kg. Tìm độ lớn vận tốc của thuyền khi người đã nhảy vào thuyền.
-
A.
0,896 m/s.
-
B.
0,875 m/s.
-
C.
0,4 m/s.
-
D.
0,5 m/s.
Lời giải và đáp án
Động lượng có đơn vị là:
-
A.
N.m/s
-
B.
kg.m/s
-
C.
N/m
-
D.
N.m
Đáp án : B
Áp dụng lí thuyết về động lượng: \(p = m.v\)
Vì \(p = m.v\) mà m (kg), v (m/s) nên p có đơn vị là kg.m/s
Phát biểu nào sau đây sai :
-
A.
Động lượng là một đại lượng véctơ
-
B.
Xung của lực là một địa lượng véctơ
-
C.
Động lượng tỉ lệ với khối lượng của vật
-
D.
Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi
Đáp án : D
Sử dụng lí thuyết về động lượng và xung của lực
Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều thay đổi về hướng vì vận tốc của vật trong chuyển động tròn đều tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động
Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
-
A.
các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
-
B.
các nội lực từng đôi một trực đối.
-
C.
không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
-
D.
nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Đáp án : D
Áp dụng lí thuyết về hệ kín
Trong một hệ kín nội lực và ngoại lực cân bằng nhau
Tổng động lượng trong một hệ kín luôn
-
A.
ngày càng tăng.
-
B.
giảm dần.
-
C.
bằng không.
-
D.
bằng hằng số.
Đáp án : D
Áp dụng lí thuyết động lượng của hệ
Tổng động lượng trong một hệ kín luôn bằng hằng số
Đâu là biểu thức đúng của định luật bảo toàn động lượng?
-
A.
\(\overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} + ... = \overrightarrow {p{'_1}} + \overrightarrow {p{'_2}} + ...\)
-
B.
\(\Delta \overrightarrow p = \overrightarrow 0 \)
-
C.
\({m_1}\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} + ... = {m_1}\overrightarrow {v{'_1}} + {m_2}\overrightarrow {v{'_2}} \)
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Kiến thức về biểu thức của định luật bảo toàn
\(\Delta \overrightarrow p = \overrightarrow 0 \)=>\(\overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} + ... = \overrightarrow {p{'_1}} + \overrightarrow {p{'_2}} + ...\)=>\({m_1}\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} + ... = {m_1}\overrightarrow {v{'_1}} + {m_2}\overrightarrow {v{'_2}} \)
Vecto động lượng là vecto
-
A.
Cùng phương, ngược chiều với vecto vận tốc
-
B.
Có phương hợp với vecto vận tốc một góc α bất kì
-
C.
Có phương vuông góc với vecto vận tốc
-
D.
Cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc
Đáp án : D
Áp dụng lí thuyết về động lượng
Vecto động lượng là vecto cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc
Một vật chuyển động với vận tốc tăng dần có
-
A.
động lượng không đổi
-
B.
động lượng bằng không
-
C.
động lượng tăng dần
-
D.
động lượng giảm dần
Đáp án : C
Sử dụng mối liên hệ giữa vận tốc và động lượng
Một vật chuyển động với vận tốc tăng dần có động lượng tăng dần
Một vật chuyển động với vận tốc tăng dần thì có:
-
A.
động lượng không đổi
-
B.
Động lượng bằng không
-
C.
động lượng tăng dần
-
D.
động lượng giảm dần
Đáp án : C
Động lượng là một đại lượng vectơ có cùng hướng với vận tốc của vật \(p = m.v\)
Vì vận tốc của vật tăng dần nên động lượng của vật tăng dần
Phát biểu nào sau đây không đúng
-
A.
Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
-
B.
Động lượng của một vật là một đại lượng vecto
-
C.
Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng
-
D.
Động lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
Đáp án : C
Áp dụng lí thuyết về động lượng của vật
- Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p = m.\overrightarrow v \)
- Động lượng là một đại lượng vectơ có cùng hướng với vận tốc của vật.
- Đơn vị động lượng: kg.m/s.
Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi
-
A.
Vật chuyển động tròn đều
-
B.
Vật được ném ngang
-
C.
Vật đang rơi tự do
-
D.
Vật chuyển động thẳng đều
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p = m.\overrightarrow v \)
Khi vật chuyển động thẳng đều thì vecto vận tốc của vật không thay đổi nên động lượng của vật không thay đổi
Khi một vật đang rơi, không chịu tác dụng của lực cản không khí thì
-
A.
động lượng của vật không đổi
-
B.
động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn
-
C.
động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng
-
D.
động lượng của vật thay đổi cả về hướng lẫn độ lớn
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p = m.\overrightarrow v \)
Khi vật đang rơi thì vecto vận tốc của vật hướng xuống, độ lớn vận tốc của vật thay đổi theo thời gian (nhanh dần đều) nên động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn
Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm 𝑡 là
-
A.
p=mg.sinα.t
-
B.
p=mgt
-
C.
p=mg.cosα.t
-
D.
p=g.sinα.t
Đáp án : A
Áp dụng công thức tính động lượng của chất điểm tại thời điểm t
Ta có: \(\overrightarrow p = \overrightarrow F .t \Rightarrow p = P.\sin \alpha .t = mg.\sin \alpha .t\)
Một hệ gồm hai vật có khối lượng lần lượt là \({m_1} = 1kg,{m_2} = 2kg\), chuyển động ngược hướng, vận tốc của vật 1 có độ lớn là 2m/s, vận tốc của vật 2 có độ lớn là 1m/s. Tổng động lượng của hệ hai vật là
-
A.
4 kg.m/s
-
B.
0 kg.m/s
-
C.
2 kg.m/s
-
D.
1 kg.m/s
Đáp án : B
Áp dụng công thức tính động lượng của hệ: \(\overrightarrow p = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} \)
Tổng động lượng của hệ hai vật: \(\overrightarrow p = \overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} \)
Hai vật bay ngược hướng \(p = {p_2} - {p_1} = {m_2}{v_2} - {m_1}{v_1} = 2.1 - 1.2 = 0\)
Một vật có khối lượng 2kg và chuyển động với vận tốc 54km/h. Động lượng của vật bằng
-
A.
20 kg.m/s
-
B.
30 kg.m/s
-
C.
40 kg.m/s
-
D.
50 kg.m/s
Đáp án : B
Áp dụng công thức tính động lượng: \(\overrightarrow p = m.\overrightarrow v \)
Vận tốc của vật là: v = 54 km/h = 15 m/s
Động lượng của vật là: p = m.v = 2.15 = 30 kg.m/s
Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là?
-
A.
12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
-
B.
12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
-
C.
6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
-
D.
6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
Đáp án : B
Hệ viên đạn (hai mảnh đạn) ngay khi nổ là một hệ kín nên động lượng của hệ được bảo toàn
Hệ viên đạn (hai mảnh đạn) ngay khi nổ là một hệ kín nên động lượng của hệ được bảo toàn: \(m\overrightarrow v = {m_1}\overrightarrow {{v_1}} + (m - {m_1})\overrightarrow {{v_2}} \)
Do: \(\overrightarrow {{v_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow v \Rightarrow {v_2} = \frac{{mv - {m_1}{v_1}}}{{m - {m_1}}} = \frac{{(10 - 25.0,6)m}}{{(1 - 0,6)m}} = - 12,5m/s\)
Dấu “-“ chứng tỏ mảnh đạn thứ hai sẽ chuyển động ngược chiều chuyển động ban đầu của viên đạn và mảnh đạn thứ nhất.
Viên đạn khối lượng 20 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,002 s. Sau khi xuyên qua tường vận tốc của đạn còn 300 m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng?
-
A.
3000 N.
-
B.
900 N.
-
C.
9000 N.
-
D.
30000 N.
Đáp án : A
Áp dụng công thức tính độ biến thiên động lượng
Ta có: \(\overrightarrow {{F_c}} .\Delta t = m.\Delta \overrightarrow v \Rightarrow {F_c}.\Delta t = m({v_2} - {v_1}) \Rightarrow \left| {{F_c}} \right| = \frac{{m\left| {{v_2} - {v_1}} \right|}}{{\Delta t}} = \frac{{0,02.\left| {300 - 600} \right|}}{{0,002}} = 3000N\)
Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5 kg với vận tốc 600 m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của đầu đạn thì vận tốc giật của súng là
-
A.
1,2 cm/s.
-
B.
1,2 m/s.
-
C.
12 cm/s.
-
D.
12 m/s.
Đáp án : B
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng
Chọn chiều (+) là chiều chuyển động của viên đạn.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
\(\overrightarrow {{p_t}} = {m_1}\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} = \overrightarrow 0 \)
Vì: \(\overrightarrow {{v_1}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{v_2}} \Rightarrow {m_1}{v_1} - {m_2}{v_2} = 0 \Rightarrow {v_2} = 1,2m/s\)
Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động với vận tốc 40 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
-
A.
80 N.s.
-
B.
8 N.s.
-
C.
20 N.s.
-
D.
45 N.s.
Đáp án : C
Áp dụng công thức tính xung lượng
\(\overrightarrow F .\Delta t = m.\Delta \overrightarrow v \Rightarrow F.\Delta t = m.(v - 0) = 0,5.40 = 20N.s\)
Một người có khối lượng 50 kg nhảy ngang với vận tốc 2 m/s lên một chiếc thuyền trôi dọc theo bờ sông với vận tốc 1 m/s. Biết khối lượng của thuyền là 173,2 kg. Tìm độ lớn vận tốc của thuyền khi người đã nhảy vào thuyền.
-
A.
0,896 m/s.
-
B.
0,875 m/s.
-
C.
0,4 m/s.
-
D.
0,5 m/s.
Đáp án : A
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: \(\overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} = \overrightarrow p \)
Vì: \(\overrightarrow {{v_2}} \bot \overrightarrow {{v_1}} \) nên
\(p = \sqrt {p_1^2 + p_2^2} \Leftrightarrow ({m_1} + {m_2}).V = \sqrt {{{({m_1}{v_1})}^2} + {{({m_2}{v_2})}^2}} \Rightarrow V = \frac{{\sqrt {{{({m_1}{v_1})}^2} + {{({m_2}{v_2})}^2}} }}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{{\sqrt {{{(50.2)}^2} + {{(173,2.1)}^2}} }}{{(50 + 173,2)}} = 0,896\)m/s