Trắc nghiệm Bài 21. Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Chọn phát biểu sai?
-
A.
Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.
-
B.
Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát
-
C.
Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.
-
D.
Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
-
A.
Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm
-
B.
Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm
-
C.
Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm.
-
D.
Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.
Chọn câu sai?
-
A.
Lực nén của ôtô khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực
-
B.
khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực
-
C.
Khi ôtô qua khúc quanh, ngoại lực tác dụng lên ôtô gồm trọng lực, phản lực của mặt đường và lực ma sát nghỉ.
-
D.
Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn
Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?
-
A.
Giới hạn vận tốc của xe.
-
B.
Tạo lực hướng tâm.
-
C.
Tăng lực ma sát.
-
D.
Cho nước mưa thốt dễ dàng.
Chọn câu sai?
-
A.
Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động
-
B.
Vectơ hợp lực có hướng trùng với hướng của vectơ gia tốc vật thu được
-
C.
Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau
-
D.
Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2 lực cân bằng.
Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính R. Vận tốc xe không đổi. Lực đóng vai trò là lực hướng tâm lúc này là
-
A.
lực đẩy của động cơ.
-
B.
lực hãm.
-
C.
lực ma sát nghỉ.
-
D.
lực của vô – lăng (tay lái).
Chọn câu sai?
-
A.
Vật có khối lượng càng lớn thì rơi tự do càng chậm vì khối lượng lớn thì quán tính lớn.
-
B.
Nếu độ biến dạng đàn hồi x của vật biến thiên theo thời gian thì lực đàn hồi của vật cũng biến thiên cùng quy luật với x
-
C.
Nguyên tắc của phép cân với các quả cân là so sánh khối lượng của vật với khối lượng chuẩn thông qua so sánh trọng lực tác dụng lên chúng.
-
D.
Mặt Trăng sẽ chuyển động thẳng đều nếu đột nhiên lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất mất đi.
-
A.
vectơ vận tốc luôn không đổi, do đó gia tốc bằng 0.
-
B.
gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương tốc độ.
-
C.
phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.
-
D.
gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ góc.
Một vật đang chuyển động theo đường tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm 𝐹. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với lúc trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm
-
A.
giảm 8 lần.
-
B.
giảm 4 lần
-
C.
giảm 2 lần
-
D.
Không thay đổi.
Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai ?
-
A.
Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
-
B.
Độ lớn của gia tốc \(a = \frac{{{v^2}}}{R}\), với v là tốc độ, R là bán kính quỹ đạo.
-
C.
Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.
-
D.
Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm.
Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất thì lực nào đóng vai trò lực hướng tâm.
-
A.
Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh.
-
B.
Lực cản của không khí.
-
C.
Lực đẩy Acsimet của không khí.
-
D.
Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Chọn đáp án đúng khi nói về vectơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều.
-
A.
Có độ lớn bằng 0.
-
B.
Giống nhau tại mọi điểm trên quỹ đạo.
-
C.
Luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.
-
D.
Luôn vuông góc với vectơ vận tốc.
Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc ω. Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R. Vật đã chuyển động tròn đều nên lực đóng vai trò lực hướng tâm là:
-
A.
Trọng lực.
-
B.
Phản lực của đĩa.
-
C.
Lực ma sát nghỉ.
-
D.
Hợp lực của 3 lực trên.
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì
-
A.
lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.
-
B.
lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn rất nhỏ.
-
C.
lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi.
-
D.
vectơ vận tốc của Trái Đất luôn không đổi.
Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính r=10cm với gia tốc hướng tâm 4cm/s 2 . Chu kỳ T của chuyển động vật đó là
-
A.
8π s
-
B.
6π s
-
C.
12π s
-
D.
10π s
Một tài xế điều khiển một ôtô có khối lượng 1000 kg chuyển động quanh vòng tròn có bán kính 100 m nằm trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc có độ lớn là 10 m/s. Lực ma sát nghỉ cực đại giữa lốp xe và mặt đường là 900 N. Ôtô sẽ:
-
A.
trượt vào phía trong của vòng tròn.
-
B.
trượt ra khỏi đường tròn.
-
C.
chạy chậm lại vì tác dụng của lực li tâm.
-
D.
chưa đủ cơ sở để kết luận
Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài của vật tăng lên hai lần thì
-
A.
tốc độ góc của vật giảm đi 2 lần.
-
B.
tốc độ góc của vật tăng lên 4 lần.
-
C.
gia tốc của vật tăng lên 4 lần.
-
D.
gia tốc của vật không đổi.
Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính R=0,1m trong 1 giây được 2 vòng. Cho\({\pi ^2} = 10\), gia tốc hướng tâm của chất điểm là
-
A.
64 m/s 2
-
B.
24 m/s 2
-
C.
16 m/s 2
-
D.
36 m/s 2
Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay một vòng hết đúng 2s. Hệ số ma sát tối thiểu bằng bao nhiêu để vật không bị trượt
-
A.
0,1
-
B.
0,2
-
C.
0,3
-
D.
0,4
Hai điểm 𝐴 và 𝐵 trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20cm. Điểm 𝐴 ở phía ngoài có tốc độ\({v_A} = 0,6\)m/s, còn điểm B có \({v_B} = 0,2\)m/s. Tốc độ góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay là
-
A.
2 rad/s, 10 cm
-
B.
2 rad/s; 30 cm.
-
C.
4 rad/s; 20 cm.
-
D.
4 rad/s; 40 cm.
Lời giải và đáp án
Chọn phát biểu sai?
-
A.
Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.
-
B.
Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát
-
C.
Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.
-
D.
Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
Đáp án : B
Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm không phải luôn là lực ma sát.
Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
-
A.
Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm
-
B.
Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm
-
C.
Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm.
-
D.
Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.
Đáp án : B
Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm
Chọn câu sai?
-
A.
Lực nén của ôtô khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực
-
B.
khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực
-
C.
Khi ôtô qua khúc quanh, ngoại lực tác dụng lên ôtô gồm trọng lực, phản lực của mặt đường và lực ma sát nghỉ.
-
D.
Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn
Đáp án : C
Khi ôtô qua khúc quanh, lực tác dụng lên ôtô gồm trọng lực, phản lực của mặt đường và lực ma sát nghỉ
Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?
-
A.
Giới hạn vận tốc của xe.
-
B.
Tạo lực hướng tâm.
-
C.
Tăng lực ma sát.
-
D.
Cho nước mưa thốt dễ dàng.
Đáp án : B
Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích Tạo lực hướng tâm
Chọn câu sai?
-
A.
Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động
-
B.
Vectơ hợp lực có hướng trùng với hướng của vectơ gia tốc vật thu được
-
C.
Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau
-
D.
Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2 lực cân bằng.
Đáp án : D
Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do trọng lực của Trái Đất tác dụng lên vệ tinh.
Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính R. Vận tốc xe không đổi. Lực đóng vai trò là lực hướng tâm lúc này là
-
A.
lực đẩy của động cơ.
-
B.
lực hãm.
-
C.
lực ma sát nghỉ.
-
D.
lực của vô – lăng (tay lái).
Đáp án : C
Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính R. Vận tốc xe không đổi. Lực đóng vai trò là lực hướng tâm lúc này là lực ma sát nghỉ
Chọn câu sai?
-
A.
Vật có khối lượng càng lớn thì rơi tự do càng chậm vì khối lượng lớn thì quán tính lớn.
-
B.
Nếu độ biến dạng đàn hồi x của vật biến thiên theo thời gian thì lực đàn hồi của vật cũng biến thiên cùng quy luật với x
-
C.
Nguyên tắc của phép cân với các quả cân là so sánh khối lượng của vật với khối lượng chuẩn thông qua so sánh trọng lực tác dụng lên chúng.
-
D.
Mặt Trăng sẽ chuyển động thẳng đều nếu đột nhiên lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất mất đi.
Đáp án : A
Sự rơi tự do không phụ thuộc vào khối lượng của vật
-
A.
vectơ vận tốc luôn không đổi, do đó gia tốc bằng 0.
-
B.
gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương tốc độ.
-
C.
phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.
-
D.
gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ góc.
Đáp án : D
Trong chuyển động tròn đều, vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có phương, chiều luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm. Độ lớn của gia tốc , với v là vận tốc, R là bán kính quỹ đạo.
Một vật đang chuyển động theo đường tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm 𝐹. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với lúc trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm
-
A.
giảm 8 lần.
-
B.
giảm 4 lần
-
C.
giảm 2 lần
-
D.
Không thay đổi.
Đáp án : A
Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với lúc trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm giảm 8 lần
Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai ?
-
A.
Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
-
B.
Độ lớn của gia tốc \(a = \frac{{{v^2}}}{R}\), với v là tốc độ, R là bán kính quỹ đạo.
-
C.
Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.
-
D.
Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm.
Đáp án : C
Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc là sai
Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất thì lực nào đóng vai trò lực hướng tâm.
-
A.
Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh.
-
B.
Lực cản của không khí.
-
C.
Lực đẩy Acsimet của không khí.
-
D.
Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Đáp án : A
Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh đóng vai trò lực hướng tâm
Chọn đáp án đúng khi nói về vectơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều.
-
A.
Có độ lớn bằng 0.
-
B.
Giống nhau tại mọi điểm trên quỹ đạo.
-
C.
Luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.
-
D.
Luôn vuông góc với vectơ vận tốc.
Đáp án : D
Gia tốc của vật chuyển động tròn đều luôn vuông góc với vectơ vận tốc
Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc ω. Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R. Vật đã chuyển động tròn đều nên lực đóng vai trò lực hướng tâm là:
-
A.
Trọng lực.
-
B.
Phản lực của đĩa.
-
C.
Lực ma sát nghỉ.
-
D.
Hợp lực của 3 lực trên.
Đáp án : D
Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc ω. Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R. Vật đã chuyển động tròn đều nên lực đóng vai trò lực hướng tâm là hợp lực của 3 lực: Trọng lực, Phản lực của đĩa, Lực ma sát nghỉ
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì
-
A.
lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.
-
B.
lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn rất nhỏ.
-
C.
lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi.
-
D.
vectơ vận tốc của Trái Đất luôn không đổi.
Đáp án : C
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi
Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính r=10cm với gia tốc hướng tâm 4cm/s 2 . Chu kỳ T của chuyển động vật đó là
-
A.
8π s
-
B.
6π s
-
C.
12π s
-
D.
10π s
Đáp án : D
Một tài xế điều khiển một ôtô có khối lượng 1000 kg chuyển động quanh vòng tròn có bán kính 100 m nằm trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc có độ lớn là 10 m/s. Lực ma sát nghỉ cực đại giữa lốp xe và mặt đường là 900 N. Ôtô sẽ:
-
A.
trượt vào phía trong của vòng tròn.
-
B.
trượt ra khỏi đường tròn.
-
C.
chạy chậm lại vì tác dụng của lực li tâm.
-
D.
chưa đủ cơ sở để kết luận
Đáp án : B
Lực ma sát đóng vai trò là lực hướng tâm.
F ht > F ms max thì ôtô sẽ trượt ra khỏi đường tròn
Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài của vật tăng lên hai lần thì
-
A.
tốc độ góc của vật giảm đi 2 lần.
-
B.
tốc độ góc của vật tăng lên 4 lần.
-
C.
gia tốc của vật tăng lên 4 lần.
-
D.
gia tốc của vật không đổi.
Đáp án : C
Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài của vật tăng lên hai lần thì gia tốc của vật tăng lên 4 lần
Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính R=0,1m trong 1 giây được 2 vòng. Cho\({\pi ^2} = 10\), gia tốc hướng tâm của chất điểm là
-
A.
64 m/s 2
-
B.
24 m/s 2
-
C.
16 m/s 2
-
D.
36 m/s 2
Đáp án : C
Áp dụng công thức tính gia tốc hướng tâm
Trong một giây được 2 vòng nên tần số f=2Hz,vậy tốc độ góc của chất điểm là: \(\omega = 2\pi f = 2\pi .2 = 4\pi \)rad/s
Gia tốc hướng tâm là: \({a_{ht}} = {\omega ^2}r = 16{\pi ^2}.0,1 = 16.10.0,1 = 16m/{s^2}\)
Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay một vòng hết đúng 2s. Hệ số ma sát tối thiểu bằng bao nhiêu để vật không bị trượt
-
A.
0,1
-
B.
0,2
-
C.
0,3
-
D.
0,4
Đáp án : B
Lực gây ra gia tốc hướng tâm là lực ma sát nghỉ. \({F_{msn}} \le \mu N\)
Khi đĩa quay, vật chuyển động tròn, lực gây ra gia tốc hướng tâm là ma sát nghỉ.
Ta có:\({F_{msn}} = m{a_{ht}} = m{\omega ^2}r = mr\frac{{4{\pi ^2}}}{{{T^2}}}\)
Mà \({F_{msn}} \le \mu N = \mu mg\)
\( \Rightarrow mr\frac{{4{\pi ^2}}}{{{T^2}}} \le \mu mg \to \mu \ge \frac{{4{\pi ^2}r}}{{{T^2}g}} = \frac{{4.10.0,2}}{{10.4}} = 0,2\)
Hai điểm 𝐴 và 𝐵 trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20cm. Điểm 𝐴 ở phía ngoài có tốc độ\({v_A} = 0,6\)m/s, còn điểm B có \({v_B} = 0,2\)m/s. Tốc độ góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay là
-
A.
2 rad/s, 10 cm
-
B.
2 rad/s; 30 cm.
-
C.
4 rad/s; 20 cm.
-
D.
4 rad/s; 40 cm.
Đáp án : B
Tại điểm A ω = v/r = 0,6/r (1) Tại điểm B ω = v/(r-0,2) = 0,2/(r-0,2) (2)
=> Từ (1) và (2) suy ra:
0,6/r= 0,2/(r-0,2) => 0,6 (r-0,2)= 0,2.r => 0,6r-0,12 =0,2r => 0,4r= 0,12 => r= 0,3 (m) => ω = v/r= 0,6/0,3= 2 (rad/s)