Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 12 Tác giả tác phẩm - Chân trời sáng tạo - Tập 1


Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân)

Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Tác giả

Tác giả Nguyễn Tuân

1. Tiểu sử

- Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929).

- Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép.

- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.

- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi...

- Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.

- Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.

- Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), ...

b. Phong cách nghệ thuật

- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.

- Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông":

+ Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mỹ thuật.

+ Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời.

+ Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội......

+ Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình.

+ Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.

- Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng:

+ Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng.

+ Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.

→ Với phong cách rất riêng của mình, có thể nói Nguyễn Tuân chính là hiện thân của cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương nghệ thuật phải có phong cách độc đáo, mới lạ.

Sơ đồ tư duy Tác giả Nguyễn Tuân

Tác phẩm

Tác phẩm Trên đỉnh non Tản

1. Xuất xứ

Trên đỉnh non Tản được in trong tập truyện Vang bóng một thời (1940).

2. Tóm tắt

Một làng thợ mộc sống dưới chân núi Tản Viên. Năm đến mười năm sẽ có một vị thần (Sơn Thần) xuống núi non Tản một lần để tìm một toán thợ sửa sang lại ngôi đền trên đỉnh ngọn núi cao nhất. Nhóm thợ không được phép kể lại mọi chuyện nếu không sẽ nhận kết thúc bi thảm.

Sơ đồ tư duy Trên đỉnh non Tản


Cùng chủ đề:

Tiền bạc và tình ái (Mô - Li - E)
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)
Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 12
Trên những chặng đường hành quân. . . (Nguyễn Văn Thạc)
Trên xuồng cứu nạn (Y - An Ma - Ten)
Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân)
Trở về (Hê – minh – uê)
Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát)
Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân)
Xuân tóc đỏ cứu quốc (Vũ Trọng Phụng)
Đàn ghi - Ta của Lor - Ca (Thanh Thảo)