Trên những chặng đường hành quân. . . (Nguyễn Văn Thạc) — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 12 Tác giả tác phẩm - Chân trời sáng tạo - Tập 1


Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)

Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Tác giả

Tác giả Nguyễn Văn Thạc

- Nguyễn Văn Thạc sinh ngày 14 tháng 10 năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội, là con thứ 10 trong 14 anh em của một gia đình thợ thủ công.

- Nhà nghèo nên anh vừa đi học, vừa phải đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ nuôi sống gia đình.

- Trong những năm học phổ thông, anh đã có nhiều tác phẩm văn, thơ được đăng trên các báo, được tuyển chọn in thành sách cùng với các tác phẩm của các tác giả thanh thiếu nhi khác như Trần Đăng Khoa, Hoàng Nhuận Cầm...

- Nguyễn Văn Thạc đã nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971.

- Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường.

- Trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị, anh đã gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc.

- Hai tháng sau, ngày 30 tháng 7 năm 1972 anh đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị.

Tác phẩm

Tác phẩm Trên những chặng đường hành quân

Năm 2005, cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc đã được Nhà Xuất bản Thanh niên in thành cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" cùng với nhiều lá thư, hình ảnh về anh. Cuốn Nhật ký này đã gây được tiếng vang lớn trong toàn xã hội và trở thành một sự kiện văn học, phát hành kỷ lục bởi giá trị nhân văn, nghệ thuật từ một tâm hồn cao đẹp, thiết tha yêu quê hương, đất nước.


Cùng chủ đề:

Tác giả tác phẩm Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo - Tập 1
Thực thi công lý (Sếch - Xpia)
Tiền bạc và tình ái (Mô - Li - E)
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)
Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 12
Trên những chặng đường hành quân. . . (Nguyễn Văn Thạc)
Trên xuồng cứu nạn (Y - An Ma - Ten)
Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân)
Trở về (Hê – minh – uê)
Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát)
Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân)