Trở về (Hê – minh – uê)
Trở về (Hê – minh – uê) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12
Tác giả
Tác giả Hê – minh – uê
1. Tiểu sử
- Hemingway (1899 – 1961), ông sinh ra trong một gia đình trí thức tại một vùng ngoại ô của Chicago
- Sau khi tốt nghiệp trung học ông làm phóng viên.
- Năm 19 tuổi ông gia nhập quân y Hội chữ thập đỏ trong Thế chiến I, trên chiến trường Italia ông bị thương và được chuyển về Hoa Kỳ.
- Sau chiến tranh ông quay trở lại công việc tại tòa báo nhưng không hòa nhập được với xã hội đương thời nên ông tìm bình yên trong men rượu.
- Sau đó ông sang Pháp, vừa làm báo vừa sáng tác văn chương.
2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm sáng tác
- Dù viết về đề tài nào ông cũng nhằm mục đích: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
- Ông là người đề ra nguyên lý tảng băng trôi.
b. Tác phẩm chính
Ông để lại di sản văn học đồ sồ, gồm các tác phẩm tiêu biểu như: Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Vườn địa đàng, Ông già và biển cả,...
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
Hemingway là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế kỉ XX, người góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trên thế giới. Năm 1954, ông được trao giải thưởng Nobel về văn học.
Sơ đồ tư duy Tác giả Hê – minh – uê
Tác phẩm
Tác phẩm Trở về (trích Ông già và biển cả)
a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Ra đời năm 1952, sau 10 năm ông sống ở Cu-ba. Đây là cuốn tiểu thuyết ngắn nhưng có ý nghĩa quan trọng nhất trong sự nghiệp của Hê-minh-uê, có ý nghĩa như di chúc nghệ thuật của ông.
- Đoạn trích Trở về nằm ở phần cuối của tiểu thuyết Ông già và biển cả
b. Nội dung
- Tác phẩm kể câu chuyện về một người ngư dân già người Cu Ba tên là Xan – ti – a – gô
c. Giải thưởng
Tiểu thuyết giành giải thưởng Pu – lít – dơ (Pulitzer) cho tác phẩm hư cấu năm 1953
Sơ đồ tư duy Tác phẩm Trở về (trích Ông già và biển cả)