Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân) — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 12 Tác giả tác phẩm - Chân trời sáng tạo - Tập 1


Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân)

Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Tác giả

Tác giả Hoài Thanh – Hoài Chân

- Hoài Thanh (1909 - 1982): tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, nhà phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Hoài Chân (1914 - ?): em ruột Hoài Thanh, tên khai sinh là Nguyễn Đức Phiên, nhà phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Sơ đồ tư duy Tác giả Hoài Thanh – Hoài Chân

Tác phẩm

Tác phẩm Xuân Diệu

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại

- Tác phẩm Xuân Diệu thuộc thể loại: văn bản nghị luận.

2. Xuất xứ

- In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân. NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr103 – 105.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (Từ Bây giờ khó...hiền lành của điệu thơ): giới thiệu về cốt cách, phong nhã của thơ Xuân Diệu.

- Phần 2 (Tiếp theo đến...mới thực là Xuân Diệu): đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu.

- Phần 3 (Phần còn lại): Ví dụ về một số câu thơ nổi bật của Xuân Diệu.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản nói về nghệ thuật sáng tác thơ của Xuân Diệu trong nền văn học thơ ca Việt Nam. Qua đó, ta thấy được Xuân Diệu là người một nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống, Xuân Diệu luôn vươn tới cái hoàn mỹ, tuyệt đích.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng lí lẽ, dẫn chứng đầy thuyết phục.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Đặc điểm thơ của Xuân Diệu

- Lối làm thơ có duyên, toát ra vẻ đài các rất hiền lành của điệu thơ => yêu kiều, cốt cách phong nhã của điệu thơ, thể hiện được nét đặc trưng của thơ Việt Nam.

- Thơ Xuân Diệu ví như một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ.

+ Xuân Diệu say đắm tình yêu, cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.

+ Ở ông, ta thấy được đó lại là nguồn sống dồi dào, “con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống”.

→ Cách so sánh mới mẻ giúp người đọc thấy được định nghĩa sống của nhà thơ cũng tạo nên một nét riêng biệt, mà ở đó ta vẫn thấy được một Xuân Diệu sống hết mình, dâng trọn hết mình trong cuộc sống.

→Khẳng định cái chất của Xuân Diệu, là đặc điểm mà khi nhìn vào ta biết đó là ông.

2. Dẫn chứng tiêu biểu làm sáng tỏ nhận định của tác giả về Xuân Diệu

- Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình dưới con mắt của Xuân Diệu:

+ Cảnh mùa thu:

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Cành biếc run run chân ý nhi.

+ Dưới đêm trăng thu: Linh lung bóng sáng bỗng rung mình.

+ Đôi khi là những hàng chữ lạ lùng: Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời,…

Sơ đồ tư duy Tác phẩm Xuân Diệu


Cùng chủ đề:

Trên những chặng đường hành quân. . . (Nguyễn Văn Thạc)
Trên xuồng cứu nạn (Y - An Ma - Ten)
Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân)
Trở về (Hê – minh – uê)
Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát)
Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân)
Xuân tóc đỏ cứu quốc (Vũ Trọng Phụng)
Đàn ghi - Ta của Lor - Ca (Thanh Thảo)
Đêm trăng và cây sồi (Lép – tôn – xtôi)
Đời muối (Mác Kơ – len – xki)