Bài 1, 2, 3, 4 trang 107 SGK Toán 4 — Không quảng cáo

Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học CHƯƠNG IV. PHÂN SỐ - CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ. GIỚI TH


Bài 1, 2, 3, 4 trang 107 SGK Toán 4

Bài 1: a) Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình dưới đây.

Bài 1

a) Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình dưới đây :

b) Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết gì, tử số cho biết gì ?

Phương pháp giải:

- Quan sát hình vẽ để viết phân số tương ứng với mỗi hình.

- Trong mỗi phân số, tử số chỉ số phần bằng nhau đã được tô màu và mẫu số chỉ tổng số phần bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

a) Hình 1: \( \displaystyle {2 \over 5}\) đọc là: hai phần năm;

Hình 2 : \( \displaystyle {5 \over 8}\) đọc là : năm phần tám;

Hình 3: \( \displaystyle {3 \over 4}\) đọc là : ba phần tư;

Hình 4: \( \displaystyle {7 \over 10}\) đọc là : bảy phần mười;

Hình 5 : \( \displaystyle {3 \over 6}\) đọc là: ba phần sáu;

Hình 6: \( \displaystyle {3 \over 7}\) đọc là: ba phần bảy.

b)  Hình 1: \( \displaystyle {2 \over 5}\): mẫu số là 5 cho biết hình chữ nhật đã được chia thành 5 phần bằng nhau, tử số là số 2 cho biết đã tô màu vào 2 phần bằng nhau đó.

Hình 2 : \( \displaystyle {5 \over 8}\): mẫu số là 8 cho biết hình tròn đã được chia thành 8 phần bằng nhau, tử số là số 5 cho biết đã tô màu vào 5 phần bằng nhau đó.

Hình 3: \( \displaystyle {3 \over 4}\): mẫu số là 4 cho biết hình tam giác đã được chia thành 4 phần bằng nhau, tử số là số 3 cho biết đã tô màu vào 3 phần bằng nhau đó.

Hình 4: \( \displaystyle {7 \over 10}\): mẫu số là 10 cho biết có 10 hình tròn như nhau, tử số là số 7 cho biết đã tô màu vào 7 hình tròn bằng nhau đó.

Hình 5 : \( \displaystyle {3 \over 6}\): mẫu số là 6 cho biết hình đó  đã được chia thành 6 phần bằng nhau, tử số là số 3 cho biết đã tô màu vào 3 phần bằng nhau đó.

Hình 6: \( \displaystyle {3 \over 7}\): mẫu số là 7 cho biết có 7 ngôi sao như nhau, tử số là số 3 cho biết đã tô màu vào 3 ngôi sao đó.

Bài 2

Viết theo mẫu:

Phân số

Tử số

Mẫu số

\( \displaystyle {6 \over 11}\)

\(6\)

\(11\)

\( \displaystyle {8 \over 10}\)

\( \displaystyle {5\over 12}\)

Phân số

Tử số

Mẫu số

\(3\)

\(8\)

\( \displaystyle {18 \over 25}\)

\(12\)

\(55\)

Phương pháp giải:

Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác \(0\) viết dưới gạch ngang.

Lời giải chi tiết:

Phân số

Tử số

Mẫu số

\( \displaystyle {6 \over 11}\)

\(6\)

\(11\)

\( \displaystyle {8 \over 10}\)

\(8\)

\(10\)

\( \displaystyle {5\over 12}\)

\( 5\)

\(12\)

Phân số

Tử số

Mẫu số

\( \displaystyle {3 \over 8}\)

\(3\)

\(8\)

\( \displaystyle {18 \over 25}\)

\(18\)

\(25\)

\( \displaystyle {12 \over 55}\)

\(12\)

\(55\)

Bài 3

Viết các phân số

a) Hai phần năm ;                                      b) Mười một phần mười hai ;

c) Bốn phần chín ;                                      d) Chín phần mười ;

e) Năm mươi hai phần tám mươi tư.

Phương pháp giải:

Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số. Từ đó ta viết được phân số dựa vào cách đọc của phân số đó.

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle {2 \over 5}\) ;                      b) \( \displaystyle {{11} \over {12}}\);

c) \( \displaystyle {4 \over 9}\) ;                      d) \( \displaystyle {9 \over {10}}\) ;                        e) \( \displaystyle {{52} \over {84}}\)

Bài 4

Đọc các phân số sau :        \( \displaystyle {5 \over 9}\;;\,\,\,{8 \over {17}}\;;\,\,\,{3 \over {27}}\;;\,\,\,{{19} \over {33}}\;;\,\,\,{{80} \over {100}}\).

Phương pháp giải:

Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số.

Lời giải chi tiết:

\( \displaystyle {5 \over 9}\) đọc là: năm phần chín ;

\( \displaystyle {8 \over {17}}\) đọc là: tám phần mười bảy ;

\( \displaystyle {3 \over {27}}\) đọc là: ba phần hai mươi bảy ;

\( \displaystyle {{19} \over {33}}\) đọc là: mười chín phần ba mươi ba ;

\( \displaystyle {{80} \over {100}}\) đọc là: tám mươi phần một trăm.

Lý thuyết

1. Phân số

Mẫu số là số tự nhiên viết dưới gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành \(6\) phần bằng nhau.

Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Tử số cho biết \(5\) phần bằng nhau đã được tô màu.

2. Cách đọc, viết phân số

Ví dụ: Phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình dưới đây được viết, đọc như sau:

3. Nhận xét

\(\dfrac{5}{6}\,\,;\,\,\dfrac{1}{2}\,\,;\,\,\,\dfrac{3}{4}\,\,;\,\,\,\dfrac{4}{7}\) là những phân số.

Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác \(0\) viết dưới gạch ngang.


Cùng chủ đề:

Bài 1, 2, 3, 4 trang 97 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 98 (Dấu hiệu chia hết cho 3) SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 98 (Luyện tập) SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 100 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 104, 105 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 107 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 114 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 118 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 122 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 123 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 128 SGK Toán 4