Bài 1, 2, 3 trang 119 SGK Toán 4 — Không quảng cáo

Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học CHƯƠNG IV. PHÂN SỐ - CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ. GIỚI TH


Bài 1, 2, 3 trang 119 SGK Toán 4

Bài 1: So sánh hai phân số.

Bài 1

So sánh hai phân số:

\(\dfrac{3}{7}\) và \(\dfrac{5}{7}\)                                b) \(\dfrac{4}{3}\) và \(\dfrac{2}{3}\)

c) \(\dfrac{7}{8}\) và \(\dfrac{5}{8}\)                           d) \(\dfrac{2}{11}\) và \(\dfrac{9}{11}\)

Phương pháp giải:

Trong hai phân số cùng mẫu số:

- Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.

- Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.

- Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{3}{7} <  \dfrac{5}{7}\)                            b) \(\dfrac{4}{3} > \dfrac{2}{3}\)

c) \(\dfrac{7}{8}> \dfrac{5}{8}\)                            d) \(\dfrac{2}{11}< \dfrac{9}{11}\)

Bài 2

a) Nhận xét:

\(\dfrac{2}{5}< \dfrac{5}{5}\) mà \(\dfrac{5}{5} = 1 \) nên \(\dfrac{2}{5} < 1 \).

Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn \(1\).

\(\dfrac{8}{5} > \dfrac{5}{5}\) mà \(\dfrac{5}{5} = 1 \)  nên \(\dfrac{8}{5} > 1\).

b) So sánh các phân số sau với \(1\):

\(\dfrac{1}{2}\) ;   \(\dfrac{4}{5}\) ;    \(\dfrac{7}{3}\);    \(\dfrac{6}{5}\) ;    \(\dfrac{9}{9}\);    \(\dfrac{12}{7}\)

Phương pháp giải:

- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn \(1\).

- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn \(1\).

- Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số bằng \(1\).

Lời giải chi tiết:

\(\dfrac{1}{2} < 1\)  ;                         \(\dfrac{4}{5} < 1\)  ;                           \(\dfrac{7}{3} > 1\) ;

\(\dfrac{6}{5} > 1\);                           \(\dfrac{9}{9} = 1\)  ;                          \(\dfrac{12}{7} > 1\).

Bài 3

Viết các phân số bé hơn \(1\), có mẫu số là \(5\) và tử số khác \(0\).

Phương pháp giải:

Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.

Lời giải chi tiết:

Các phân số bé hơn \(1\), có mẫu số là \(5\) và tử số khác \(0\) là :

\(\dfrac{1}{5}; \quad \dfrac{2}{5}; \quad \dfrac{3}{5}; \quad \dfrac{4}{5}\).

Lý thuyết

Ví dụ : So sánh hai phân số \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{3}{5}\).

Vẽ đoạn thẳng AB. Chia đoạn thẳng AB thành 5 phần bằng nhau. Độ dài đoạn thẳng AC bằng \(\dfrac{2}{5}\) độ dài đoạn thẳng AB. Độ dài đoạn thẳng AD bằng \(\dfrac{3}{5}\) độ dài đoạn thẳng AB.

Nhìn hình vẽ ta thấy :

\(\dfrac{2}{5} <\dfrac{3}{5}\)       ;       \(\dfrac{3}{5} >\dfrac{2}{5}\)

Trong hai phân số cùng mẫu số :

Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.

Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.

Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.


Cùng chủ đề:

Bài 1, 2, 3 trang 108 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 110 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 112 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 114 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 116, 117 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 119 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 120 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 122 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 124, 125 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 126 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 127 SGK Toán 4