Bài 1, 2, 3 trang 116, 117 SGK Toán 4 — Không quảng cáo

Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học CHƯƠNG IV. PHÂN SỐ - CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ. GIỚI TH


Bài 1, 2, 3 trang 116, 117 SGK Toán 4

Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số.

Bài 1

Quy đồng mẫu số các phân số :

a) \(\dfrac{7}{9}\) và \(\dfrac{2}{3}\)                  b) \(\dfrac{4}{10}\) và \(\dfrac{11}{20}\)               c) \(\dfrac{9}{25}\) và \(\dfrac{16}{75}\)

Phương pháp giải:

Khi quy đồng mẫu số hai phân số, trong đó mẫu số của một trong hai phân số là mẫu số chung ta làm như sau:

- Xác định mẫu số chung.

- Tìm thương của mẫu số chung và mẫu số của phân số kia.

- Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia. Giữ nguyên phân số có mẫu số là mẫu số chung.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{7}{9}\) và \(\dfrac{2}{3}\) quy đồng mẫu số thành :

\(\dfrac{2}{3}=\dfrac{2 \times 3 }{3×3}=\dfrac{6}{9}\) ;                              Giữ nguyên phân số \(\dfrac{7}{9}\).

b) \(\dfrac{4}{10}\) và \(\dfrac{11}{20}\) quy đồng mẫu số thành:

\(\dfrac{4}{10}=\dfrac{4 × 2}{10 × 2}=\dfrac{8}{20}\);                               Giữ nguyên phân số \(\dfrac{11}{20}\).

c) \(\dfrac{9}{25}\) và \(\dfrac{16}{75}\) quy đồng mẫu số thành:

\(\dfrac{9}{25}=\dfrac{9 × 3}{25×3}=\dfrac{27}{75}\);                               Giữ nguyên phân số \(\dfrac{16}{75}\).

Bài 2

Quy đồng mẫu số các phân số :

a) \(\dfrac{4}{7}\) và \(\dfrac{5}{12}\)                 b) \(\dfrac{3}{8}\) và \(\dfrac{19}{24}\)                 c) \(\dfrac{21}{22}\) và \(\dfrac{7}{11}\)

d) \(\dfrac{8}{15}\) và \(\dfrac{11}{16}\)              e) \(\dfrac{4}{25}\) và \(\dfrac{72}{100}\)               g) \(\dfrac{17}{60}\) và \(\dfrac{4}{5}\)

Phương pháp giải:

Khi quy đồng mẫu số hai phân số, trong đó mẫu số của một trong hai phân số là mẫu số chung ta làm như sau:

- Xác định mẫu số chung.

- Tìm thương của mẫu số chung và mẫu số của phân số kia.

- Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia. Giữ nguyên phân số có mẫu số là mẫu số chung.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{4}{7}\) và \(\dfrac{5}{12}\) quy đồng mẫu số thành:

\( \dfrac{4}{7}= \dfrac{4\times 12}{7\times12 }=\dfrac{48}{84}\)  ;       \( \dfrac{5}{12}= \dfrac{5\times 7}{12\times 7}=\dfrac{35}{84}\)

b) \(\dfrac{3}{8}\) và \(\dfrac{19}{24}\) quy đồng mẫu số thành:

\( \dfrac{3}{8}= \dfrac{3\times 3}{8\times 3}=\dfrac{9}{24}\)  ;                              Giữ nguyên phân số \(\dfrac{19}{24}\).

c) \(\dfrac{21}{22}\) và \(\dfrac{7}{11}\) quy đồng mẫu số thành:

\( \dfrac{7}{11}= \dfrac{7\times 2}{11\times 2 }=\dfrac{14}{22}\)   ;                      Giữ nguyên phân số \(\dfrac{21}{22}\).

d) \(\dfrac{8}{15}\) và \(\dfrac{11}{16}\) quy đồng mẫu số thành:

\( \dfrac{8}{15}= \dfrac{8\times 16}{15\times 16}=\dfrac{128}{240}\) ;        \( \dfrac{11}{16}= \dfrac{11\times15 }{16 \times 15}=\dfrac{165}{240}\)

e) \(\dfrac{4}{25}\) và \(\dfrac{72}{100}\) quy đồng mẫu số thành:

\( \dfrac{4}{25}= \dfrac{4\times 4}{25 \times 4}=\dfrac{16}{100}\)  ;                       Giữ nguyên phân số \(\dfrac{72}{100}\)

Hoặc :  \( \dfrac{72}{100}= \dfrac{72:4}{100: 4}=\dfrac{18}{25}\)  ;                       Giữ nguyên phân số \(\dfrac{4}{25}\)

g) \(\dfrac{17}{60}\) và \(\dfrac{4}{5}\) quy đồng mẫu số thành:

\( \dfrac{4}{5}= \dfrac{4\times 12}{5\times 12}=\dfrac{48}{60}\) ;                          Giữ nguyên phân số \(\dfrac{17}{60}\)

Bài 3

Viết các phân số lần lượt bằng \(\dfrac{5}{6};\dfrac{9}{8}\) và mẫu số chung là \(24\).

Phương pháp giải:

Bước 1: Lấy mẫu số chung chia cho mẫu số của các phân số \(\dfrac{5}{6};\dfrac{9}{8}\).

Bước 2: Nhân cả tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{5}{6};\dfrac{9}{8}\) với số vừa tìm được ở bước 1.

Lời giải chi tiết:

+) Xét phân số \(\dfrac{5}{6}\). Vì \(24 : 6 = 4\) nên ta có:

\(\dfrac{5}{6}= \dfrac{5×4}{6×4}=\dfrac{20}{24}\)

+ Xét phân số \(\dfrac{9}{8}\). Vì  \(24:8=3\) nên ta có:

\(\dfrac{9}{8}=\dfrac{9×3}{8×3}=\dfrac{27}{24}\)

Lý thuyết

1. Cách quy đồng mẫu số các phân số:

Nếu mẫu số của phân số thứ hai mà chia hết cho mẫu số của phân số thứ nhất thì ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số như sau:

- Lấy mẫu số chung là mẫu số của phân số thứ hai.

- Tìm thừa số phụ bằng cách lấy mẫu số thứ hai chia cho mẫu số thứ nhất.

- Nhân cả tử số và mẫu số của phân số thứ nhất với thừa số phụ tương ứng.

- Giữ nguyên phân số thứ hai.

Chú ý: Ta thường lấy mẫu số chung là số tự nhiên nhỏ nhất khác \(0\) và cùng chia hết cho tất cả các mẫu.

2. Ví dụ

Quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{7}{6}\) và \(\dfrac{5}{{12}}\).

Ta thấy mẫu số của phân số \(\dfrac{5}{{12}}\) chia hết cho mẫu số của phân số \(\dfrac{7}{6}\,\,\,(12:6 = 2)\).

Chọn mẫu số chung là \( 12\).

Ta có thể quy đồng đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{7}{6}\) và \(\dfrac{5}{{12}}\) như sau:

\(\dfrac{7}{6} = \dfrac{{7 \times 2}}{{6 \times 2}} = \dfrac{{14}}{{12}}\)  và giữ nguyên phân số \(\dfrac{5}{{12}}\).

Vậy quy đồng đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{7}{6}\) và \(\dfrac{5}{{12}}\) được hai phân số \(\dfrac{{14}}{{12}}\) và \(\dfrac{5}{{12}}\).


Cùng chủ đề:

Bài 1, 2, 3 trang 104 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 108 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 110 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 112 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 114 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 116, 117 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 119 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 120 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 122 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 124, 125 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3 trang 126 SGK Toán 4