Bài 1, 2, 3 trang 112 SGK Toán 4
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 1
Viết số thích hợp vào ô trống:
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia cả tử và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Tính rồi so sánh kết quả:
a) 18 : 3 và (18 × 4 ) : (3 × 4); b) 81 : 9 và (81 : 3) : (9 : 3)
Nhận xét:
Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không đổi.
Phương pháp giải:
Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Lời giải chi tiết:
a) 18 : 3 = 6 ;
(18 × 4 ) : (3 × 4) = 72 : 12 = 6
Vậy kết quả của 18 : 3 và (18 × 4 ) : (3 × 4) bằng nhau.
b) 81 : 9 = 9 ;
(81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
Vậy kết quả 81 : 9 và ( 81 : 3) : (9 : 3) bằng nhau.
Bài 3
Viết số thích hợp vào ô trống :
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia cả tử và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Lời giải chi tiết:
Cách giải:
Ta có:
5075=50:575:5=1015; 1015=10:515:5=23;
35=3×25×2=610; 35=3×35×3=915;
35=3×45×4=1220.
Vậy ta có kết quả như sau :
Lý thuyết
1. Phân số bằng nhau
a) Có hai băng giấy bằng nhau.

b) Nhận xét: 34=3×24×2=68 và 68=6:28:2=34.
Từ nhận xét này , có thể nêu tính chất cơ bản của phân số như sau:
Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.